Nghe nói có vườn trẻ đang thực hiện phương pháp “Nuôi trẻ tự nhiên” của Bác sĩ Mayumi Sadao  (真弓 定夫) viện trưởng “bệnh viện nhi khoa không dùng thuốc”, tôi đã đến vườn trẻ Mugikkohata của thành phố Zama shi tỉnh Kanagawa Nhật Bản để lấy thông tin cho bài viết này. Thực đơn bữa ăn của các em trọng tâm là thức ăn kiểu Nhật Bản tự nấu, gồm những thực phẩm hữu cơ và không dùng các gia vị hóa học. Tôi xin giới thiệu những hình ảnh trẻ em khỏe mạnh do được ăn các thức ăn an toàn và an tâm.

Hình mẫu những trẻ em nuôi theo cách tự nhiên:

Tôi đến thăm nhà trẻ Mugikkohata vào trung tuần tháng 10, đã vào giữa mùa thu ở vùng Kanto Nhật Bản.

Chúng tôi đến nơi khoảng 9 giờ sáng. Lúc này hơi nóng đang tỏa ra từ các bếp đang nấu ăn. Nhà trẻ đang chuẩn bị bữa ăn trưa và ăn phụ cho các em. Lúc này là giờ các em đang điểm danh và nghe dự kiến chương trình sinh hoạt ngày hôm nay ở sân trường. Tất cả các em ngồi trên các tấm trải ở sân trường các nhân viên phụ trách đang đọc tên các em, các em đang điểm danh, nghe tên mình và nghe kế hoạch hoạt động ngày hôm đó. Các em học sinh mẫu giáo “thưa có mặt” hoặc thể hiện khi nghe.

Chúng tôi có cuộc giao lưu quan trọng là nghe các em chào buổi sáng. Sau khi chào buổi sáng xong là các em tản ra đi tản bộ. Ở nhà trẻ này có các em từ 0 tuổi đến đi học là 5-6 tuổi được chia thành nhóm theo độ tuổi ví dụ “nhóm nhỏ” (Chibi Team) từ 0-1 tuổi, “nhóm lớn” (Đeka team) từ 4-5 tuổi.

Đường đi tản bộ và các nhóm đi cũng không giống nhau hàng ngày. Các nhóm cũng vậy, tùy theo thời tiết và sức khỏe và mà qui định số em. Những ngày chỉ hơi lạnh thì các em có thể mặc áo cộc tay, quần đùi.  Trong trường các em đi chân đất là thường nhưng những lúc đi tản bộ thì cần đi giày, có chỗ phải qua đường có xe chạy qua…Các em luôn được các nhân viên phụ trách nhắc nhở chú ý khi đi cho an toàn, ví dụ “Phải vượt qua đấy nhé… Tốt rồi…”. Tổng số cả cô và trẻ có trên 80 người trong họ đi tản bộ cứ như “một cuộc hành quân lớn của trẻ em” vậy.  Khi đi tản bộ thì phần lớn các em lớn đi kèm các em ít tuổi hơn và cầm tay nhau cùng đi. Bài học ở đây là tinh thần các em lớn (Đê ka) giúp các em nhỏ (Chi bi) trong sinh hoạt hàng ngày.

Việc ăn uống:

Đến giờ nghỉ, các em ăn nhẹ ở một địa điểm rộng trong lúc quay về. Các em nhóm bé thì ăn cơm nắm, các nhóm khác thì ăn rong phổ tai Kombu và nho khô (sản xuất tại vùng Rishiri Hoccaido –Nhật Bản). Món ăn nhẹ (Quà vặt) của các cháu vườn trẻ Mugikko không dùng đường trắng tinh chế, để cho các cháu thấy được vị ngọt tự nhiên của món ăn.

Các cháu trông đều khỏe mạnh chạy quanh và vui mừng khi nhìn thấy những con côn trùng hay con sâu…ở nơi rộng rãi đó. Hai giờ tản bộ và ăn nhẹ là những thời gian quí báu để các cháu ý thức được với nhau về sinh hoạt tập thể. Chúng tôi thấy khẩu hiệu “Tất cả đều khác nhau tất cả đều tốt” trong ý niệm của Mugikko được thể hiện rõ trong khi các em đi tản bộ.

Sau giờ đi tản bộ là giờ ăn trưa. Các cháu trên 2 tuổi nghe chừng vẫn còn no vì bữa ăn nhẹ.

Vườn trẻ Mugikko cũng chú ý ăn uống chỉ cơ bản là cho các cháu ăn các món ăn của Nhật. Cơm thì chủ yếu là ăn tạp cốc (cơm độn), thức ăn thì  dùng loại  rau theo mùa, không bón hoá chất và dùng gia vị ở mức thấp nhất, chủ yếu dùng muối, xì dầu và tương. Canh thì chủ yếu là canh tương. Đôi khi có món cá nhỏ nhưng tôi có cảm giác hình như trong một ý nghĩa nào đó còn được lưu ý hơn cả các món ăn Macrobiotic, đó là các thức ăn chống với dị ứng và nhiễm xạ. Nhà trẻ có biện pháp chống dị ứng bằng cách dùng rất ít dầu mỡ, đối với các cháu dị ứng với bột mì và đậu tương thì không cho ăn những thứ đó, có trẻ dị ứng với đường nên nấu tạp cốc (gạo trắng + gạo đen cổ đại + kê v. v.) không nấu cơm gạo xát trắng để giảm ảnh hưởng của đường. Ăn ở ngoài trời theo kiểu Mugikko. Thông thường phần nhiều bữa trưa cũng cho ăn ở ngoài nhưng hôm nay cho ăn ở trong nhà trẻ. Tuy vậy họ cũng mở tất cả các ánh cửa ra vào và cửa sổ để phòng ăn được thông thoáng. Việc thay đổi bữa là đương nhiên để cho các em có thể đi chơi dài mà không mệt.

Cơm và súp Miso (canh tương) đã hết trong phút chốc. Các em ăn rất tốt, ăn hết không còn thừa gì cả.  Sau đó các em đi đại tiện rất tốt. Tiêu hóa và tuần hoàn tốt và ở nơi thông thoáng nên rất ít em bị cảm.

Sự an toàn của các em là số 1:

Sau sự cố thảm họa kép sóng thần và nhà máy điện hạt nhân ngày 11/3/2011 người Nhật đặc biệt chú ý nhiều đến đối sách chống nhiễm xạ. Nghe nói vườn trẻ chú ý chỉ dùng nguyên liệu thức ăn cơ bản không dùng nông dược, mua những chất điều vị (gia vị) và nước từ những nơi an toàn  như dùng củ cải thái chỉ phơi khô hoặc bột của hãng Ohsawa Japan …

Chú ý đến thời tiết và hướng gió để có đối sách phù hợp.

Tôi cũng được mời thưởng thức bữa trưa ngon lành của nhà trẻ. Người lớn được đặc biệt có thêm món rau tẩm bột rán (Tempura rau). Các nhân viên phụ trách cũng ăn nhiều không kém bọn trẻ con, đương nhiên họ ăn nhiều cơm. Các món trộn gia vị vừa phải nên rất ngon tôi ăn no căng bụng. Trong các nhân viên nấu ăn có đầu bếp Kitamura là người có nhiều kinh nghiệm và có cả nhân viên nhà bếp là nhà dinh dưỡng học nên chúng tôi yên tâm hẳn.

Nói chuyện với đầu bếp Kimura chúng tôi được biết để xây dựng thực đơn hàng ngày cho các em nhà bếp phải suy nghĩ làm sao các bữa ăn chính và ăn nhẹ (Quà vặt) hoàn toàn không dùng đường tinh chế và cơ bản là rau quả theo mùa làm cho các em thấy được hương vị gốc của rau quả, hạn chế đến mức thấp nhất dùng các chất điều vị và chỉ chọn dùng những thứ chất lượng. Để xây dựng những thực đơn đối phó với bệnh dị ứng, nhà bếp này ưu tiên hàng đầu dùng những nguyên liệu an toàn, an tâm, cố gắng không dùng dầu mỡ. Trong mùa hè nóng nực chú ý bổ sung nước và muối… nhà bếp phải luôn thay đổi thực đơn tùy theo thời tiết.

Tôi xem bảng thực đơn cho 1 tháng của vườn trẻ, ghi thực đơn từng ngày và viết kèm về những nguyên liệu sử dụng nấu ăn, những điểm cần chú ý và cả những lời khuyên về món ăn,  những tư vấn theo mùa. Những bản thực đơn hàng tháng này luôn được các phụ huynh tham khảo và tôi nghĩ rằng họ có thể yên tâm về ăn uống của con họ gửi ở đây. Xem thực đơn tháng 10 thì thấy hầu hết là những món như Natto, đậu phụ, ô mai, dưa muối…Cứ như đang xem thực đơn của Macrobiotic vậy. Tôi không thấy sữa bò trong thực đơn của vườn trẻ. Có lẽ đã theo chỉ đạo của Bác sĩ Mayumi Sadao, Can xi có đủ trong rau và cá khô, rong biển.

 

Một ví dụ thực đơn trong 1 tuần bất kỳ

 

 

Tiêu chí nguyên liệu nấu ăn của vườn trẻ Mugikko:

  • Cho các em ăn những thứ thu hái theo mùa ở địa phương.
  • Cho ăn những thứ còn tươi.
  • Cho ăn “nhất vật toàn thể”: Rau củ ăn cả lá, cả vỏ. Cá ăn cả đầu cả đuôi.
  • Không sử dụng chất điều vị hóa học. Dùng muối, đường không tinh chế.
  • Ăn những thứ thu hái được bằng sức mình.
  • Ăn theo tỉ lệ răng. Răng con người có tỉ lệ khoảng 60% là răng hàm (để nghiền ngũ cốc) vì vậy cố gắng thức ăn cũng cân đối theo tỉ lệ đó sẽ tốt cho cơ thể. Tức là ăn rau là chính.
  • Hấp thu can xi không dựa vào sữa bò. Mà nên lấy can xi từ việc ăn muối vừng, bơ vừng có rất nhiều canxi (NT) cá con, rong biển, rau xanh, các loại hạt, đồ khô thì tốt hơn.
  • Đưa tạp cốc và gạo nếp cẩm (hoặc gạo lứt đen) sản xuất tại Iriomote jima (tỉnh Okinawa Nhật Bản) vào bữa ăn hàng ngày. Tạp cốc nếu ăn cùng với bột mì và gạo sẽ có tác dụng làm giảm dị ứng (cho ăn thêm tía tô rắc cơm, NT) nên trộn tạp cốc (các loại hạt) vào gạo.
  • Không sử dụng tất cả các loại chất tẩy rửa cho thức ăn.

 

Cơ hội học tập bổ sung kiến thức:

Ngày này có lẽ điều làm tôi xúc động nhất là sau khi ăn trẻ em làm vệ sinh nhà ăn. Lau bàn ăn, quét sàn nhà bằng chổi, rồi dùng giẻ lau lau sàn nhà. Việc quét dọn là công việc của các em theo chế độ trực nhật.  Các em tranh nhau quét dọn nhanh và vui vẻ quét dọn. Hình ảnh các em lau sàn nhà là ấn tượng nhất và cũng được mong đợi nhất. Các em làm vệ sinh xong sàn nhà bóng loáng. Có lẽ đã thành truyền thống của nhà trẻ là thay cho máy hút bụi và chổi lau nhà là dùng chổi quét bụi và rác bẩn sau đó các em dùng giẻ lau rồi dùng tay mình giặt sạch và lau lại. Thời đại hiện nay việc này khó tìm thấy ở đâu như vậy. Tôi đã rất cảm động các em không dùng máy móc nhẹ nhàng mà dùng công sức của bản thân mình để quét dọn. Trong khi các em trực nhật làm vệ sinh nhà ăn thì đến giờ tắm, bắt đầu từ nhóm bé.  Đó đây thấy các em bé trần trùng trục chờ đến lượt mình được tắm. Các chậu tắm đã được chuẩn bị với đầy nước ấm. Các em đều rất vui sướng khi bước vào chậu tắm.  Sau khi ngâm mình trong nước ấm thì các em chia về nhóm của mình để nghe nhân viên phụ trách đọc truyện tranh. Sau đó các em đến giờ ngủ trưa. Các em nhóm lớn nhất thì được nghe đọc truyện tranh hoặc chơi ở sân thay cho ngủ trưa.

Tôi được các em nhóm lớn dẫn đi thăm trong nhà trẻ hoặc những nơi nuôi gà, thỏ, rùa…Tôi kinh ngạc nghe nói trước đây nuôi cả dê núi (Sơn Dương). Các em nói vẻ đầy tự hào“chúng cháu nuôi đấy!” vì có phân công trực nhật cho các vật nuôi ăn mà. Việc nuôi động vật cho nhiều bài học to lớn. Qua việc cho ăn các em thu được những điều quí giá. Tất nhiên việc chăm sóc, bảo đảm an toàn cho các em khi đi tản bộ, khi ăn cơm…là công lao của các nhân viên phụ trách, các nhân viên nấu ăn đứng đầu là hiệu trưởng nhà trẻ. Tôi được biết trong các nhân viên giữ trẻ ở đây cũng có nhiều người đã tốt nghiệp từ nhà trẻ. Những học sinh đã từng học tại vườn trẻ lớn lên họ quay lai trường vì ân nghĩa chăng?  Chắc chắn rằng họ muốn kế tục những điều tốt đẹp đã học được trong môi trường này đó. Thật tuyệt vời!

Chúng tôi muốn nhận tất cả các trẻ:

Ở nơi rộng của vườn trẻ có một căn nhà nhỏ làm thủ công. Trong căn nhà nhỏ này có treo những bức tranh do các em vẽ. Trong các bức tường của Vườn trẻ cũng được trang trí bằng những bức tranh nhiều màu sắc hợp lứa tuổi của các em. Tôi nghĩ rằng các bức vẽ đó đã thể hiện cách dùng màu khỏe khoắn của các em vườn trẻ Mugikko. Quanh vườn trẻ hầu như không có hàng rào, trong tôi trào lên cảm xúc cởi mở. Ban đầu các em còn hơi giữ khoảng cách với chúng tôi vì là những phóng viên đi lấy tin nhưng rồi các em lại gần và bắt chuyện ngay với chúng tôi. Tôi có những ảnh ghi lại hình các em trai nghịch ngợm hướng những khuôn mặt cười tươi về ống kính máy ảnh, và cả cảnh các em lôi kéo hướng dẫn đi thăm trường…Khi tiếp xúc với da thịt các em thấy ấm nóng và thân thể các em toát lên vẻ khỏe mạnh. Bên ngoài đang chuẩn bị xây ký túc xá mới cho Vườn trẻ. Chúng tôi tranh thủ tác nghiệp với bà Hiệu trưởng nhà trẻ Oshima Kimiko đang đứng lẫn trong những công nhân xây dựng.  Qua nói chuyện với bà Hiệu trưởng thì đúng là điều quan tâm lớn nhất của Vườn trẻ này là liên quan đến sức khỏe cuả các em. Đặc biệt là quan tâm đến sự nhiễm phóng xạ.

“Vườn trẻ chúng tôi ngay từ đầu đã muốn trở thành nơi không chỉ tiếp nhận các em khỏe mạnh mà chúng tôi nhận cả những em nhỏ bị bệnh và những em bị tàn tật, những em bị dị ứng…” suy nghĩ của bà hiệu trưởng Oshima Kimiko đã trở thành phương châm hành động của Ban điều hành và trong nhà bếp của Vườn trẻ và tôi cảm thấy các nhân viên ở đây đã hiểu được điều này.

Dự kiến hè này sẽ xây xong Ký túc xá mới. Tôi mong rằng khi đó sẽ gặp lại và chuyện trò với các em đầy khỏe mạnh ở đây.

 

Một số sự kiện trong năm của vườn trẻ Mugikko

 

 

Một số thông tin về Vườn trẻ Mugikkohata ở tỉnh Kanagawa Nhật Bản:

Địa chỉ:  Kurihara 1-4-2 Tp. Zama, tỉnh Kanagawa Nhật Bản.

Địa chỉ liên lạc: Tel & Fax: 046-255- 7087

Email: mikobe@mugikko.org

Thời gian trông trẻ: sáng: từ 6:50 đến 20:30 (Ngày thường nuôi dạy trẻ từ 7:30 đến 17:00, trông kéo dài ngày thường từ 17:00 đến 20:00/ thứ bảy từ 15:00 – 19:30)

Ngày nghỉ: Chủ Nhật,  ngày lễ, nghỉ hè (6 ngày bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật), ngày cuối năm và đầu năm (Tết).

Tuổi gửi trẻ:  Hết nghỉ thai sản  đến ngày vào cấp tiểu học.

Số nhân viên cố định: 83 người.

Khác: Về tiền học và các chi tiết khác đề nghị trao đổi cụ thểVườn trẻ chúng tôi cũng có  kèm khu nuôi dạy nhi đồng.

Lê Thị Bình dịch