Ngay cả khi nghĩ rằng bản thân của hai từ “Âm Dương” không được sử dụng đi nữa, thì kể từ khi loài người có nguồn gốc, trên thế giới đã có rất nhiều thần thoại hay hình tượng được thể hiện dưới các hình dáng hiện hữu.
Đặc biệt ở Trung Quốc cổ đại, một trong những vị hoàng đế huyền thoại là Phục Hy cho rằng bằng trực giác, từ sự vận động của bầu trời và sự vận hành trong thế giới, có hai năng lượng mang tính tương đối từ vũ trụ, thuyết phục rằng “mọi thứ trong vũ trụ đều được tạo nên từ Âm và Dương”, Tứ Tượng và Bát Quái sinh ra từ Âm Dương có thể quy tắc hoá mọi hiện tượng trên đời. Những điều này được tóm tắt thành một hệ thống vào thời đại sau đó và đã có một tác động lớn về ý tưởng tạo nên “Kinh Dịch” của Trung Quốc. Ý tưởng về Âm Dương thời đại ấy phát triển trong khi tương giao với các khái niệm khác như thuyết Ngũ Hành, thâm nhập vào Đạo Giáo, Nho Giáo, Âm Dương Đạo, trong Y học hay Phong Thuỷ, tại nhiều khía cạnh của tôn giáo và đời giống nơi người Trung Quốc đi qua.
Cũng như vậy tại Nhật Bản, khái niệm về Âm Dương được truyền qua từ tư tưởng Phật Giáo cùng với Âm Dương Ngũ Hành. Chủ yếu, Âm Dương Đạo là thuật bói toán điềm lành điềm dữ thông qua thiên văn rất thịnh hành ở thời kì phân hóa cuối cùng trong lịch sử Nhật Bản cổ đại, kéo dài từ năm 794 đến 1185. Cũng từ văn học cổ, những khái niệm về kiêng khem vào những ngày không may mắn hay tránh gặp hoặc đi về phía không tốt ngày nay cũng từ khái niệm về Âm Dương Ngũ Hành mà ra. Dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các Âm Dương Sư như Abe no Seimei trong thời kỳ điều hành quốc gia mà tư tưởng về Âm Dương và Ngũ Hành dần xâm nhập vào cuộc sống cũng như tư tưởng và văn hoá Nhật Bản.