Katsumata Yasuhiko (Chủ tịch Hiệp hội CI Nhật Bản)
tạp chí Macroniotique số 954
Tập quán sinh hoạt thay đổi khi ăn gạo lứt:
Một đời tiên sinh Ohsawa đã làm một cuộc thí nghiệm có một không hai, nhằm triển khai một cách khoa học môn “Siêu hình”, nguyên lý tôn giáo được tuyên truyền bằng những khái niệm như “Thần, vô hạn, người, tuyệt đối”. Những tư tưởng tương đối như thuyết vô nhị của Phật giáo và nguyên lý Âm – Dương của dịch học…đã ăn sâu vào truyền thống văn hóa của đất nước Nhật Bản, những ngạn ngữ từ xưa như “Cái lý của kẻ cướp” , “chất độc và thuốc hãy dùng cả 2”, “Tái ông mất ngựa” … Ngày nay gọi là nguyên lý tinh thần nhưng thầy Ohsawa gọi là Nguyên lý hai mặt của vật chất (vật tâm), “nguyên lý vô song” của ông đã được phổ biến ra khắp thế giới. Tiên sinh Ohsawa giải thích đây là nguyên lý nhất nguyên tuyệt đối. Nếu nhìn ra thế giới thì ta sẽ cảm nhận được cuộc sống hàng ngày bằng cơ thể của mình.
Chúng ta lớn lên trong nền giáo dục Trí thức hiện đại nên chúng ta trở nên suy nghĩ một cách độc đoán và không nhất quán. Chúng ta sắp xếp lại trong óc và biết rằng có 2 con đường theo sự tuyên truyền đó là “tính năng động của nhận thức” và “tính thụ động của cảm tính”. Nguyên lý vô song giải thích rằng không có âm dương một cách tuyệt đối. Phòng 20 độ C là dương đối với người ở trong phòng ở phòng 10 độ C bước ra nhưng là âm đối với người ở phòng 30 độ C bước ra. Đó là hiện tượng tự nhiên thu được bằng cảm tính một cách thụ động. Nếu suy nghĩ một cách lý trí thì 30 độ C là dương, 10 độ C là âm, 20 độ C là trung gian. Và người có khí chất bình tĩnh thì dù ở 30 độ C vẫn âm tính và dù ở 10 độ C thì vẫn dương tính. Cần phải cho mọi người phân biệt rõ ràng nhận thức và cảm tính như vậy, nếu không thì đầu óc sẽ rối loạn. Và trong lý tính cũng cần được tiếp nhận thông tin đúng và đủ, trong cảm tính cũng phải được ngũ quan tiếp nhận đúng và đủ như vậy. Năm tôi 23 tuổi bắt đầu ăn gạo lứt và kinh ngạc thấy vị giác thay đổi trong thói quen. Tôi thấy có mùi thuốc trong nước ép hoa quả mà từ trước tới nay tôi vẫn uống ngon lành. Tôi nghĩ rằng nhiều người ăn gạo lứt cũng có cảm giác lạ với chất điều vị hóa học. Phải trải qua năm tháng ta mới cảm thấy ngọt khi ăn cơm gạo lứt muối mè. Tôi đã thực hành nửa thế kỷ macrobiotic và thấy đó là chương trình đã nuôi dưỡng cảm tính.
Thấy câu nói của thầy dạy khi mới đầu ăn cơm gạo lứt là đúng, thầy bảo: “nếu biết vị ngon của gạo lứt thì bệnh gì cũng chữa được”. Nếu cảm tính đúng thì sức phán đoán nâng cao và tập quán sinh hoạt sẽ thay đổi. Tôi ngạc nhiên thấy tự nhiên mình thấy rác rơi là nhặt, mê nghe tiếng chim hót… thấy mình không thấy khổ sở chút nào trong chương trình hàng ngày như việc dậy sớm, thu dọn nhà cửa hay làm việc…Thật kinh ngạc và biết ơn Macrobiotic.
Không nhớ, không quên:
Trong thế giới hữu hạn này có niềm vui “gặp gỡ” thì cũng có nỗi buồn “chia ly”, trong việc “nhớ” thì nhất định kèm theo hiện tượng “ quên”.
Có người mới gặp mặt lần đầu mà có cảm giác “hoài niệm”, dù chia tay vẫn không cảm thấy là “người khác”, trong tim chúng ta cũng như vậy, có thế giới sâu lắng, nếu không có “gặp gỡ” thì cũng không có “chia ly”, dù không cố tình “nhớ ra” thì cũng không “quên”.
Bố tôi mất trong chiến tranh, năm tôi 5 tuổi. Tôi gần như không có ký ức gì về bố cả. Nhưng nếu không có người bố đó thì tôi cũng không thể tồn tại. Tôi nghĩ rằng quan hệ bố con không thể giải thích bằng hiện tượng vật lý như là thông tin di truyền được. Bố tôi đã kết thúc cuộc sống ở thế giới này khi ông 33 tuổi nhưng ở thế giới vô hạn thì ông đang sống yên vui và ông cho tôi bây giờ đang sống ở tuổi 74. Ở thế giới vô hạn thì người đã chết, người đang sống hay người rồi đây sẽ được sinh ra tất cả đều như nhau. Ở đó không có hiện tượng “chia li” nên cũng không có hiện tượng “gặp gỡ”. Và cũng không có hiện tượng “quên” nên cũng không cần có hiện tượng “nhớ ra”. Việc “gặp gỡ”, “chia tay”, “nhớ nhung” ,“lãng quên” là hiện tượng chỉ có ở thế giới hữu hạn này mà thôi. Ngày xưa có lời bài hát khá phổ biến là “Hoài niệm thì nỗi nhớ sẽ nhạt, không nhớ thì sẽ không quên”. Cô kỹ nữ tặng người yêu đi xa một cái trâm cài mũ và khi người con trai rằng “mỗi khi nhìn thấy cái trâm này anh sẽ nghĩ tới em”. Thì người kỹ nữ hát với vẻ đầy oan ức rằng: “Em sẽ không hoài niệm đâu, bởi vì em không bao giờ quên”.