Chúng tôi xin trích nguyên văn bài báo của bác sĩ Akizuki đăng trên tờ tuần báo Nhật Bản nói rõ về vấn đề này.

“Thời gian tôi mắc bệnh lao. Trên giường bệnh, tôi quyết định thay đổi thể chất con người tôi. Trước kia tôi đã hiểu, tôi có thể tự trị lành bệnh. Nhưng làm thế nào để có thể thay đổi thể chất của mình? Giải pháp là thay đổi thức ăn hằng ngày.

Dù ông bà thân sinh ra tôi không làm nghề nông, nhưng các cụ sống ở thôn quê, ngũ cốc và tương đậu nành (nước tương và Miso) là món ăn chính trong hầu hết các món ăn. Các cụ bỏ quê ra tỉnh lúc 20 tuổi. Tôi nhớ rõ là các cụ không bị chứng bệnh nào nặng. Nếu nhỡ bị cảm, các cụ tự chữa bằng cách uống một liều thuốc cây cỏ thực vật làm cho toát mồ hôi. Muốn khỏi đi tả thì dùng trà mơ muối lâu năm. So với các cụ thì tôi bị nhiễm chứng đau nặng nề. Ví dụ ho gà, bệnh yết hầu, sưng phổi, lao phổi.

Cá có rất nhiều tại Nagasaki, một thành phố ngay trên bờ biển. Còn rau đậu thì rất hiếm. Gia đình chúng tôi nấu cháo gạo lứt và tương đậu nành ăn mỗi buổi sáng. Dù vậy thì các anh chị em tôi cũng cứ ăn cá và bánh làm với cá. Mẹ tôi từ từ nấu ít và đình hẳn nấu cháo gạo lứt và tương đậu nành cho chúng tôi.

Một lý do nữa của sự thay đổi này là thân sinh tôi không hiểu rõ sự quan trọng của tương trong thức ăn hằng ngày của người Á Đông. Các nhà dinh dưỡng thẩm quyền khuyên ăn cá, trứng, sữa hay thịt hơn là tương đậu nành. Do lối ăn đó mà sau này tôi bị đau ốm.

Lẽ dĩ nhiên lúc đầu tôi không mấy tin tưởng vào giá trị của tương. Nhưng tôi đã hoàn toàn mất tin tưởng vào y học Tây phương bởi vì không có thuốc nào có thể trị lành bệnh lao cho tôi. Vì thế tôi quyết định thay đổi thức ăn hàng ngày bằng gạo lứt, rau củ và tương đậu nành. Lúc bấy giờ là thời kỳ chiến tranh, rất ít bác sĩ y khoa dành cho dân sự, tôi phải cố gắng rời khỏi giường bệnh để làm nhiệm vụ của một bác sĩ. Tôi lại phải nhập ngũ dù bị bệnh lao. Rồi đến quả bom nguyên tử nổ, tôi bị phóng xạ hành hạ. Mặc dù vậy tôi vẫn tiếp tục làm việc nặng nề. Sự dẻo dai đã giúp tôi hoàn thành những công việc khó nhọc, tôi tin chắc là nhờ ăn tương đậu nành với cơm gạo lứt.

miso

Đến ngày 8-9-1945, bom nguyên tử ném xuống Nagasaki. Bom đã giết hại mấy ngàn người. Bệnh viện tôi điều hành lúc bấy giờ chỉ cách trung tâm nổ bom chừng cây số rưỡi. Bệnh viện hoàn toàn bị tàn phá. Nhân viên của tôi và tôi giúp đỡ nhiều người bị ảnh hưởng của bom. Trong bệnh viện của tôi có giữ một kho tương quan trọng. Tương khô (Miso), và tương nước (Tamari). Chúng tôi có trữ đầy đủ gạo lứt và rong biển Wakame. Vì vậy mọi người làm việc với tôi đều được ăn cháo gạo lứt và tương đậu nành. Tôi còn nhớ không một ai trong đám này đau đớn vì bị phóng xạ. Tôi tin rằng do họ ăn cháo gạo lứt và tương miso. Tại sao cơm gạo lứt với tương đậu nành có thể ngừa được sự đau đớn do phóng xạ? Tôi mong y học sẽ có câu trả lời thích đáng.

Muốn bồi dưỡng thể chất, tôi quyết định lui về thôn quê. Nhưng tôi lại làm việc quá sức, bệnh lao tái phát. Tôi trở lại Nagasaki để lãnh nhiệm vụ, giám đốc bệnh viện “St. Francis Hopital” (Bệnh viện Thánh Francis). Tôi đã dùng tương đậu nành trong phương pháp trừ bệnh lao. Trước đó tôi đã thử chỉ dùng gạo lứt thôi, rồi đến dùng toàn thực vật sau thêm sản phẩm do sữa chế tạo ra. Nhưng những thí nghiệm ấy không thu được kết quả tốt. Tôi tiếp tục dùng tương đậu nành.

Trong lúc ấy, y học tây phương đã đưa ra nhiều loại thuốc mới chữa trị chứng lao: Steptomicin, PAS (Paraamino – Salicylic axit). Những thuốc này đã sử dụng và đã tỏ ra chữa trị được nhiều trường hợp lao. Đồng thời nhiều phương pháp giải phẫu tiến bộ được du nhập vào. Tôi đã áp dụng những thứ thuốc và những kỹ thuật mới này của y học tây phương cho bệnh của tôi. Và tôi không chỗi cãi sự công hiệu của nó. Mặc dù trong lúc dùng các phương thuốc và kỹ thuật y khoa mới, tôi vẫn không bao giờ quên được điều này: “Nếu người bệnh không thay đổi được thể chất của mình bằng thức ăn hàng ngày, bệnh của họ không bao giờ được chữa lành hoàn toàn”.

Sự chữa trị dễ dàng hay không đều tuỳ thuộc ở thức ăn hằng ngày của người bệnh. Đôi người tiến triển mau, kẻ khác tiến triển khó khăn dù đã dùng cùng một thứ thuốc. Trong những trường hợp này, sự công hiệu của thuốc phần lớn tùy thuộc vào thể chất bệnh nhân.

Tôi nghĩ rằng tương đậu nành là phần quan trọng nhất trong thức ăn hàng ngày của mỗi người. Tây y khuyên dùng sữa trứng, nước cà chua… còn tương đậu nành thì đang còn đợi sự đánh giá. Rất ít người để ý đến thức ăn chính thống của người Á Đông. Mỗi khi tôi gặp mặt bệnh nhân, tôi hỏi họ có ăn tương đậu nành không vì dùng tương đậu nành rất bổ ích, thì phần lớn họ trả lời thỉnh thoảng họ có ăn. Những bà mẹ đến than phiền về con; hỏi có cho gia đình ăn tương đậu nành không, luôn luôn họ trả lời không. Các bà chú tâm cho ăn thịt, cá, trứng hoặc các thức ăn Tây phương. Trái lại những gia đình rất ít bị đau ốm luôn luôn ăn tương đậu nành mỗi ngày, không trừ một gia đình nào.

Tuy nhiên tương đậu nành không phải là món thuốc lấy kích thích tố ở màng thận hay là thuốc kháng sinh. Tương đậu nành không làm lành bệnh ngay, nhưng nếu bạn dùng tương mỗi ngày thì thể chất được tăng cường và bạn được hưởng lực đề kháng bệnh.

Y dược được chia làm 3 bậc: Thượng, trung, hạ. Bậc hạ là các liều thuốc trị chứng bệnh, làm mất triệu trứng, nhưng để lại các hậu quả phụ. Y dược bậc thượng không bao giờ để lại các hậu quả phụ dù có phải tiếp tục dùng trong một thời gian lâu. Mọi thứ tân y dược đều ở bậc hạ nếu không có thể ghi vào bậc trung. Hiện nay dân chúng không thoả mãn nếu liều thuốc không có ảnh hưởng mau lẹ. Họ ưa thích thuốc có chất morphine, thalidomide và cortical hormone (kích thích tố ở tuyến thượng thận cũng là chất adrenaline).

miso-soup-8

Tôi chủ trương tương đậu nành thuộc y dược bậc thượng. Trong gia đình tôi, chúng tôi ăn cháo gạo lứt với tương mỗi sáng. Chúng tôi tiếp tục ăn như vậy đã hơn 10 năm nay. Với cách này tôi trị bệnh lao và bệnh suyễn của tôi không khó khăn gì. Tuy nhiên tôi không kết án trứng, sữa… Mặc dù tôi có dùng thuốc kháng sinh để chữa cho bệnh nhân của tôi, tôi vẫn nghĩ rằng tương đậu nành có thể phục hồi cơ thể một cách hữu hiệu hơn là thuốc.

Dân chúng thường xem tương đậu nành như một thứ gia vị vì tương đậu nành có tính chất làm tăng giá trị mọi thức ăn khác và làm cho cơ thể tiêu hoá thức ăn ấy dễ dàng hơn. Thức ăn hàng ngày của trẻ con rất khó. Chúng có xu hướng ăn quá độ hay không đúng mức. Nếu thức ăn hàng ngày quá chặt chẽ, chúng sẽ trở nên dễ bị kích động. Vì vậy trong gia đình tôi, tôi khuyên mỗi buổi sáng nên ăn cháo gạo lứt với tương đậu nành, trong ấy có rong biển Wakame, có đậu và rau củ. Còn lại các món ăn khác trong ngày, có thể tự chọn. Kết quả rất mỹ mãn. Tôi đã khuyên các phụ huynh nhân buổi họp phụ huynh và giáo chức cho trẻ con ăn cháo gạo lứt với tương đậu nành mỗi buổi sáng.