Bạn có bao giờ cảm thấy có chút bâng khuâng khi những chiếc lá chuyển màu vàng và bắt đầu rụng xuống? Bạn có bao giờ cảm thấy buồn man mác trong những ngày chớm thu mặc cho trời đẹp ngất ngây?
Ở phương Đông, từ lâu nay người ta vẫn tin rằng cơ thể và cảm xúc có một mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Buồn rầu, chán nản và u uất quá mức đều là biểu hiện của bệnh về hô hấp và phổi.
Những ngày gần đây, số lượng người nhiễm Covid-19 tại Hà Nội ngày càng nhiều, số lượng người có vấn đề về phổi sau Covid càng lớn.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về tầm quan trọng của phổi đồng thời tìm hiểu nguyên nhân gây ra các vấn đề về hô hấp để cải thiện sức khoẻ và hạnh phúc hơn, đặc biệt là sau dịch Covid-19.
Trong Đông Y, mỗi mùa có một năng lượng riêng và chúng tác động đến các cơ quan nội tạng khách nhau. Vào mùa thu (năng lượng hệ KIM), năng lượng co lại và đi xuống làm cho chúng ta dễ gặp các vấn đề liên quan đến phổi, ruột kết và da. Sự mất cân bằng trong năng lượng của mùa thu và cơ quan tượng trưng cho mùa thu (Phổi) sẽ được biểu hiện qua tình trạng “thu mình”, “hướng nội quá mức”.
Phổi chính là cơ quan bài tiết chính

Các vấn đề về phổi và hô hấp ảnh hưởng hàng chục triệu người từ ho, hen suyễn, viêm phế quản đến viêm phổi. Ung thư phổi và gần đây là Covid-19 đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu dù cho tỷ lệ hút thuốc ngày càng giảm. Theo Đông Y, phổi hoạt động mạnh nhất vào mùa thu và chúng ta cũng dễ bị mất cân bằng về năng lượng ở phổi nhất vào mùa này.
Phổi là cơ quan hô hấp chính nhưng cũng chính là cơ quan bài tiết chính. Chúng ta đưa oxy vào phổi, nơi máu nhận và vận chuyển nó đến các tế bào trong cơ thể. Sau đó máu lấy chất thải từ các tế bào, đưa chúng trở lại phổi và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể dưới dạng carbon dioxide (CO2) và các khí khác. Trên thực tế 70% các chất thải được đào thải qua phổi.
Trong điều kiện bình thường, phổi thực hiện công việc hít vào và thở ra khoảng 17.000 lần mỗi ngày để duy trì sự sống cho hàng tỷ tế bào, bao gồm cả não. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi một tế bào bình thường bị thiếu oxy nó cũng trở thành tế bào ung thư.
Phổi liên quan tới rất nhiều cơ quan khác trong cơ thể

- Não
Não chúng ta tiêu thụ khoảng 25% lượng oxy của cơ thể. Như vậy sức khoẻ của phổi ảnh hưởng ngay lập tức và trực tiếp đến các chức năng não và vấn đề về nhận thức tổng thể. Hậu quả gây ra có thể là trí nhớ kém, thiếu tập trung và mệt mỏi toàn thân. Nó cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần và cảm xúc của bạn dẫn đến việc trầm cảm hoặc thái độ tiêu cực nói chung với cuộc sống.

- Hệ tiêu hoá
Phổi liên quan đến đại tràng, vì vậy muốn phổi khoẻ thì đại tràng không thể yếu kém. Mấu chốt của vấn đề lớn này có nguồn gốc sâu xa từ việc ăn nhiều thịt động vật.
Cơ thể phải mất gấp đôi thời gian để tiêu hoá thịt so với việc tiêu hoá ngũ cốc và rau củ. Do vậy, thịt sẽ bắt đầu thối rữa trong bao tử sinh ra các loại độc tố và phá huỷ môi trường vi khuẩn trong ruột non, gây ra sự thoái hoá các nhung mao nơi thực phẩm chuyển hoá được hấp thụ vào máu.
Mỡ bị bão hoà và cholesterol từ thịt tích tụ lại xung quanh các cơ quan năng động như tim và gan. Trong ruột già, các chất thải đạm từ thịt có khuynh hướng làm tắc kết tràng ngang, cản trở sự đào thải chính và dẫn đến sự kết bí độc tố. Để bổ khuyết cho việc ăn thịt, các cơ quan đòi hỏi nhiều oxy hơn trong máu.

- Da
Da cũng là một trong những cơ quan bài tiết chính, cũng là cơ quan ảnh hưởng bởi năng lượng Kim của mùa thu. Da cùng phổi và ruột cố gắng giữ cho cơ thể sạch sẽ từ bên trong. Mọi vấn đề về da cơ bản là sự đào thải chất dư thừa ra khỏi cơ thể. Các vấn đề về da, đặc biệt là vùng má chủ yếu là do tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo (sữa, trứng, thịt, dầu, bơ, các loại hạt, v.v.), đường, đồ nướng và quá nhiều chất lỏng, tất cả đều góp phần gây ra các vấn đề về da, phổi và hệ tiêu hoá.
Yếu tố khác liên quan tới phổi
Mặc dù ô nhiễm môi trường, virus , hoá chất và chất lượng không khí là những yếu tố góp phần gây ra các vấn đề về phổi và hô hấp nhưng chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày cũng có tác động rất lớn đến phổi.
- Thực phẩm tạo chất nhầy
Chất béo và những thực phẩm tạo chất nhầy bên trong cơ thể là một trong những thủ phạm chính gây ra các vấn đề về phổi và hô hấp. Chất béo từ sữa và chất nhầy tích tụ khoảng 600 triệu phế nang trong phổi khiến chúng trở nên kết dính. Phổi khoẻ mạnh có thể giúp chúng ta loại bỏ hoá chất và chất độc hại từ trong không khí hoặc thuốc lá, nhưng những chất độc này sẽ bám vào phế nang nếu chúng bị bao phủ bởi chất nhầy và chất béo. Những loại thức ăn đó cũng làm gây tắc nghẽn đường thở và gây viêm nhiễm. Theo thời gian, phổi mất đi tính linh hoạt và khả năng hồi phục, khả năng co (thở ra) – giãn (hít vào) nhịp nhàng dẫn đến khó thở, ho mãn tính và các vấn đề về hô hấp khác.
Các thực phẩm tạo chất nhầy chính bao gồm sữa, đường, bột mì trắng, đồ nướng, dầu thừa, chất lỏng dư thừa và thực phẩm lạnh hoặc đông lạnh.
- Thực phẩm gây viêm
Không cần phải nói nhiều, thực phẩm gây viêm đương nhiên sẽ ức chế hoạt động, làm hỏng các tế bào và mô của phổi cũng như tất cả các bộ phận khác trong cơ thể. Thực phẩm gây viêm nhiễm gồm sữa, đường, thịt, trứng, thịt gia cầm, thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn, hoá chất, dầu thừa, gia vị dư thừa, rượu, thuốc lá và chất kích thích.
- Thực phẩm tạo axit
Vì phổi là hệ bài tiết chính, nên thực phẩm tạo ra quá nhiều chất thải (axit và các chất độc) sẽ gây thêm căng thẳng cho các cơ quan. Protein dư thừa, đường, thực phẩm tinh chế, rượu, cà phê và các chất phụ gia đều là những thực phẩm tạo axit.
Nghịch lý Nhật Bản
Bất cứ ai đã từng đi du lịch hoặc sống ở Nhật đều biết rằng rất nhiều người ở đất nước này hút thuốc lá, thế nhưng tỷ lệ mắc ung thư phổi ở Nhật Bản thấp hơn trong khi tỷ lệ hút thuốc lại cao hơn nhiều so với Mỹ.
Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới Nhật Bản là khoảng 60%, trong khi nam trới Mỹ hút thuốc chỉ dưới 30%. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong vì ung thư phổi ở những người nam giới hút thuốc ở Nhật bản là 81/100000 và ở Mỹ là 300/100000 – cao hơn gấp 3 lần. Mặc dù hút thuốc chắc chắn góp phần vào nguy cơ ung thử phổi nhưng những nghiên cứu khác có két luận rằng những yếu tố bao gồm chế độ ăn uống hàng ngày và lối sống của đàn ông Nhật Bản tạo nên sự khác biệt đó.
Lượng hấp thụ chất béo, rượu và tỷ lệ thừa cân của nam giới Nhật Bản thì thấp hơn, trong khi họ vận động và tập thể dục nhiều hơn so với đàn ông Mỹ. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ hút thuốc ngày càng giảm ở Nhật thì số ca ung thử phổi lại gia tăng đáng kể song song với sự phổ biến của chế độ ăn uống hiện đại theo phương Tây.
Giải pháp nào để nuôi dưỡng Phổi cũng như cân bằng năng lượng vào mùa thu?
Giải pháp này khá đơn giản, để cân bằng năng lượng của mùa thu bạn nên ăn thêm các loại thực phẩm mùa thu như bí đỏ, khoai tây, ngũ cốc và rau xanh đậm. Cắt giảm các loại thực phẩm hình thành chất nhầy, gây viêm và tạo axit. Phát triển bữa ăn hàng ngày xung quanh thực phẩm tự nhiên và có nguồn gốc thực vật. Các loại rau xanh có lá đậm như cải xoăn, cải thìa, bắp cải, cải bẹ, rau bồ công anh, cảnh xoong, rau mùi tây, hành lá, v.v. đều có lợi. Đỗ tương đen cũng có lợi cho hệ hô hấp.Các hương vị cay nhẹ của hành tây, hành lá, gừng, mù tạt và wasabi đều kích thích chức năng phổi, có thể sử dụng như gia vị. Hijiki rất giàu chất khoáng và chất xơ phù hợp cho cơ thể vào mùa thu. Ngưu bàng, cà rốt và củ cải cũng có tác dụng bổ dưỡng cho phổi.
Củ cải, đặc biệt là khi được mài sống thì rất tốt cho các vấn đề về phổi vì nó giúp làm tan chất béo tích tụ quanh và trong phổi. Nó cũng có thể tìm thấy trong củ sen. Các sản phẩm từ củ sen đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về phổi nói chung ở phương Đông trong nhiều thế kỷ, nó làm tan chất nhầy và chất béo tích tụ. Có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm như trà củ sen, củ sen sấy hay bột củ sen ở các cửa hàng Thực Dưỡng.
Các loại ngũ cốc nếp cũng nổi tiếng với công dụng bổ phổi trong Đông Y. Sử dụng ngũ cốc nếp lứt và ngũ cốc thu hoạch vào mùa thu (gạo, ý dĩ) cũng có lợi cho các cơ quan mùa thu như da, hệ tiêu hoá và phổi.
*Gợi ý món cháo bổ phế, trà củ sen, củ sen khô, bột củ sen
Tư thế
Tư thế cũng cực kỳ quan trọng đối với sức khoẻ con người. Các mẹo hữu ích khác để có lợi cho việc thở của bạn đó là ngồi thẳng lưng, vươn ngực và hướng cằm lên sao cho mắt nhìn thẳng về phía trước. Một tư thế tốt cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thở của bạn.
Tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên cũng cải thiện phổi và các hệ thống hô hấp. Đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền, khí công và các bài tập tập trung vào hơi thở khác cũng rất tốt. Tụng kinh và ca hát cũng là những bài tập dễ dàng và mang lại tác dụng rất lớn.
Tiếng cười cũng chính là liều thuốc tốt nhất và đặc biệt đúng đối với sức khoẻ của phổi. Điều này giúp hấp thụ nhiều oxy hơn đồng thời thải ra nhiều CO2 ra ngoài, kích thích hệ thống hô hấp, chức năng não, hệ thần kinh và trên hết làm cơ thể bạn dễ chịu. Hãy đọc những câu chuyện hài, gặp gỡ bạn bè, xem phim hài hay bất cứ điều gì phù hợp với bạn.
Tránh giao thông, khói thuốc càng nhiều càng tốt. Hãy cố gắng ở gần thiên nhiên và đặc biệt là không khí trong lành vào buổi sáng. Trồng nhiều cây xanh cũng sẽ tạo ra nhiều oxy và làm sạch không khí trong nhà.
Tác giả: Jin Hirata

Jin Hirata, đến từ Nhật Bản, đang sống và làm việc tại New York. Là cố vấn toàn diện, đầu bếp chữa bệnh và học viên của Shiatsu Reiki. Ông tự xưng là “Nhà truyền giáo Miso”, người đã làm việc để truyền bá sức mạnh của miso và dạy cách làm miso cho hàng trăm người ở Hoa Kỳ. Thực hành của ông dựa trên Macrobiotics, một nguyên tắc cân bằng âm dương, theo đó ông tin tưởng mạnh mẽ rằng “bạn có thể thay đổi sức khoẻ và cuộc sống của mình”.
*Bài viết được người dịch bổ sung thêm thông tin dựa theo y học phương Đông