Lý lịch tự thuật của George Ohsawa đến năm 1950 – Chiêu Hòa 25

Tôi là Sakurazawa Yukikazu (ở nước ngoài tôi thường được biết đến với tên gọi George Osawa) sinh ngày 18 tháng 10 năm Minh Trị 29 tức (năm 1893) ở kinh đô Kyoto- Nhật Bản. Tốt nghiệp trường thương nghiệp thứ 1 do chính quyền kinh đô Kyoto thành lập năm Đại chính thứ 3 ( 1914) và tháng 4 năm đó tôi vào làm ở bộ phận XNK trực tiếp của cửa hàng Takinami Shouten thuộc Công ty XNK cho Mỹ đồng thời vào học tiếng Pháp năm thứ 2 ở trường Kobe. Tôi tốt nghiệp khoa tiếng Pháp và bị thất nghiệp vì Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra nên cửa hàng Taikinami đóng cửa theo lời giới thiệu của ông Chapentier, làm  ở Tổng lãnh sự quán Pháp lúc bấy giờ, tôi lên làm trưởng phòng hành chính của tàu Vạn Anh, một tàu chở thuê của hãng tàu chạy bằng hơi nước thành phố Luân Đôn, tôi làm việc ở đây hơn 1 năm qua các biển Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Năm sau 1915 thì tôi trở thành Giám đốc chi nhánh con của công ty mậu dịch Kobe. Năm Đại chính thứ 6 (1917) tôi vay tiền của cửa hàng Kumazawa thuộc công ty thương mại Yokohamahaneniju thành lập Công ty mậu dịch Kumazawa do tôi làm giám đốc năm sau tôi đi vòng quanh châu Âu và châu Mỹ. Năm Đại Chính 13 (1924) tôi chuyển về Tokyo nhân cơ hội công viêc bị đổ bể.

Từ năm Đại Chính thứ 2 (1913) tôi cống hiến cho cuộc vận động cách mạng chữ quốc ngữ đến nay.

Năm Chiêu Hòa thứ 4 (1929) tôi thử du lịch không tiền sang châu Âu để phát biểu với thế giới về thành quả cách mạng con người sinh học và sinh lý mà tôi đã nghiên cứu hàng chục năm.  Ở Paris tôi triển khai lý thuyết của mình về Y-Sinh cũng như thử triển khai về mặt kỹ thuật phương pháp trị liệu. Tháng 12 năm Chiêu Hòa 10 (1935) tôi đem kết quả khả quan này về nước.

Trong vòng 10 năm từ năm 1929 – năm 1939 tôi ở châu Âu nhưng mỗi năm về nước 1 lần ở 1 – 2 tháng, có lúc tôi xuất hiện ở tổng bộ tham mưu, bộ quân lệnh để nỗ lực thuyết phục các quan to của cuộc chiến tranh như Araki Sadao (1877-1966) và Iimura Jo (1888-1976), để iúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Đông và Tây. Có lần tôi đã xông vào tác động Oraki Sadao ngăn chặn một sự kiện “không tiền khoáng hậu” gì đó sẽ xảy ra.

Năm 1931 (Chiêu Hòa thứ 6) vì tôi luôn tận dụng mọi cơ hội để thử diễn thuyết nên vài ba lần bị nhóm khủng bố cánh hữu tấn công và tập hợp lại tôi viết 1 bản buộc tội quân bộ “Kẻ tiêu diệt Nhật Bản là Tarê”, đây là một tài liệu phản chiến và để tránh nguy hiểm tôi nhất thời sang Pháp và ủy thác xb cho các “đồng chí”.  Xuất bản phẩm trên có mục tiêu nói xấu Quân bộ nên mỗi lần về nước tôi không diễn thuyết tự do phải làm bí mật và sang Pháp sớm.

Năm Chiêu Hòa 11 (1936) để làm dịu sự nguy hiểm bức bách tôi đã đóng vai trò là người  chăm sóc sức khỏe cho Vương Triều hoặc ẩn mình làm một nhà dịch và viết sách y học và triết học…Tôi cho xuất bản nhiều cuốn sách cả viết và dịch như dịch cuốn sách nổi tiếng của Tiến sĩ đồng liêu Karel “Con người một vật ngu xuẩn” (NXB Iwanami), “Sự suy thoái của Y học phương Tây” một sáng tác của tiến sĩ Alandy Rene v.v. và tôi viết “Phương pháp ăn để chữa bệnh (mới) – chữa khỏi bệnh chỉ bằng thức ăn” NXB Jitsugyo no Nihon Sha, Ltd. (Tác phẩm này tái bản hàng trăm lần). (Cuốn “con người” năm ngoái đã được TS y học Mizushima giảng cho Thiên Hoàng).

Tháng 9 năm Chiêu Hòa 15 (1940) tôi mở viện nghiên cứu nguyên lý vô song ở thành phố Ôdu tỉnh Shiga- Nhật Bản.

Tháng 3 năm 1941 tôi trở lại tranh luận vấn đề quốc tế và xuât bản “Đứng trên tuyến đầu chiến tuyến sức khỏe” (150.000 cuốn). Tôi đã nói một câu “Khuyến cáo tất cả những người lãnh đạo dưới quyền (thủ tướng) công tước Konoe Fumimaro” và dự đoán “như hôm nay bệ hạ đã thấy nếu không cải cách cơ bản chính sách thì không quá 10 năm nữa sẽ làm Nhật Bản diệt vong và có lẽ sẽ rơi vào đáy của sự hỗn loạn và khốn cùng như nước Pháp hiện tại”, “Nhưng.., các nhà lãnh đạo Pháp đã bị bắn chết bằng súng”.

Nhưng họ theo quá khích và bạo lực 4 năm sau dự đoán của tôi dần thành hiện thực. Tháng 5 năm đó, 1941, tôi xuất bản “những người thắng lợi cuối cùng và vĩnh viễn”. Nước Anh rời Ấn Độ, trong kiểu cách và điều kiện đó tôi dự đoán sự Gandhi bị ám sát. (sau 5 năm thành hiện thực).

Tháng 6 năm1941 tài liệu “Kẻ tiêu diệt nước Nhật là Tare” bị cấm lưu hành vì mang tư tưởng phản chiến. bị tịch thu dưới dạng giấy và hơn 2000 cuốn sách. Tôi bị bắt giam đi giam lại tới 3-4 lần tại các nơi như tổng cục Cảnh thị, Cục Kiểm sự, sở cảnh sát Atago, sở cảnh  sát Tây Kanda…

Từ tháng 7 năm Chiêu Hòa 18 (1943) trong 6 tháng tôi bị khảo cung tàn nhẫn ở đội hiến binh Ôdu.

Tháng 7 năm này tôi biết tin Sano Manabu (1892-1953) được ra tù sau 13 năm đang ở trạng thái gần chết từ nhà tư tưởng Okawa Shumei (1886-1957) tôi đã đến thăm ông ấy ở bệnh viện Surugadaisanon, đồng cảm với cuộc sống 13 năm trong tù của Sano Manabu đã lôi ông ta ra khỏi bệnh viện mời ông Sano về biệt phủ của mình ở trong vùng suối nước nóng Myoko ở đến tháng 10 để ông ta hiểu cơ sở sinh vật học và sinh lý học của tư do và hạnh phúc, lý tưởng cao nhất của chủ nghĩa dân chủ thực sự, chữa bệnh bằng thức ăn, để ông ta hồi phục sức khỏe, không lấy tiền sinh hoạt và đưa về Kiusiu.

Sự đè nén và bức hại của bọn khủng bố cánh hữu ngày một tăng cao.

Ngày 1/7/1944 (Chiêu Hòa 19) tôi đã phát đi cho 40 học trò thanh niên trên tuyến đầu của tôi một bức điện: “ôshimono wo tsutsu shimi, saigo ni katsumono tare” (Ý là: chống lại lệnh trên nhưng nhất định sống quay về). Điện văn này đã khiến đội trưởng Kikusui Yagi Junsei đã không đột nhập quyết tử vào Okinawa trong đêm và ông đã cùng với cấp dưới trở về an toàn.

Ngày 20/7/1944 (cùng năm) tôi động viên bộ đội sinh viên và bí mật xuất bản 2 cuốn sách, 1 cuốn là  “Trẻ con vĩnh viễn”, chủ yếu lấy tư tưởng phản chiến của nhà thơ văn Pháp, một Tướng ở ẩn, Anatol France (1844-1924) và nhà văn Pháp Romain Rolland (1866-1944) (đặc biệt là tình yêu hoang tưởng – Clerambault’s digest) và 1 cuốn là “Phương pháp đổi tim” phân tích triệt để chủ nghĩa quân phiệt về sinh lý học và sinh vật học gửi đến học sinh và thanh niên toàn nước Nhật qua hàng chục cục bưu điện trong thành phố Tokyo.

Cuối tháng 11 cùng năm 1944, cuối cùng tôi quyết tâm khởi hành lấy Liên Xô làm trọng tài giữa Nhật và Mỹ là người đi tàu biển bí mật cắt ngang tàu liên lạc giữa Simonoseki Nhật Bản và Pusan của bán đảo Triều Tiên (KanPu renrakusen từ 1905-1945) đến Tp. Cáp Nhĩ Tân ở tỉnh Tân Giang (Hắc Long Giang) TQ. Tôi gọi phó tỉnh trưởng Tân Giang khi đó là Tamura Toshio đến nhà trọ hội đàm bí mật và làm giấy phép đi du lịch cho ông này. Tháng 12 tôi định đơn thương độc mã đi vào biên giới Xô – Mãn. Đôi khi tôi mang theo điện của Bộ nội vụ ra lệnh bắt sống Sakura Yukikazu- người viết luận văn phản chiến – khẩn, tới quan Cảnh sát tỉnh Tân Giang và Tamura Toshio.    

Mặt khác theo lệnh của tướng quân Đoi (tên người), lúc đó đang là trưởng cơ quan đặc vụ thành phố này, ra lệnh Đội hiến binh phải đuổi kịp và bắn chết ngay tức khắc Sakurazawa Yikikazu. Tôi thoát vòng nguy hiểm nhờ sự giúp đỡ chí tình của hai ông Tamura Toshio và Kondo người sở hữu khách sạn New Harubin, tôi về nước và náu mình ở vùng suối nước nóng Myoko lập kế hoạch mới và 25/1 tôi lại ra đi. Rạng sáng hôm đó tôi bị cảnh sát của Nakayama Mura bao vây, cuối cùng khoảng 10 giờ sáng thì tôi bị bắt đưa về sở cảnh sát Myokou và bị tống giam vào phàng tối, tôi bị giam ở phòng tối lạnh -10 độ trong 3 tháng và bị thí nghiệm phương pháp giết chết dần dần, tôi bị rơi vào trạng thái suy nhược cực độ và nguy cấp cận kề cái chết.  Cuối tháng 3 năm đó đột nhiên tôi được người cảnh sát ở sở này cõng chuyển đến sở cảnh sát Niigata và bị tra tấn liên tục dã man, những người tù bị bỏ mặc mỗi khi bị oanh kích không giam cầm, chỉ mình tôi bị nhốt trong phòng ngầm và bị còng khóa. Sau ngày 25/1 không bị xét hỏi gì đột nhiên cuối tháng 6 tôi được thả ra do bị tố cáo chà đạp (vi phạm) nhân quyền phải thả ra…

Đầu tháng 7 cùng năm đó sau khi tôi về nhà và vừa biết tin Imura Jo được bổ nhiệm làm tư lệnh tối cao phòng vệ thủ đô của đế quốc, tôi đã lập kế hoạch đảo chính và trong khi khẩn trương lên kinh đô tôi đã ghé thăm ông Fujimôri Seiichirou (1888-1975) thị trưởng TP. Suwa (tỉnh Nagano) (cố vấn là Suzuki Kantarou 1868-1948- Sau làm tướng hải quân NB, Nam tước) trao đổi kế hoạch bí mật, tôi xuống xe ở TP.Koufu (tỉnh Yamanashi) nghỉ ở lữ quán Manshitsu. Tôi liên lạc với các cán bộ viện nghiên cứu giảng dậy nguyên lý vô song ở thôn Hinoharumura ở Kitakoma khi tôi đang trao đổi với các luật sư và đồng chí thì bị bắt bởi 1 đoàn tuần tra gần 10 người kể cả người của nhà lao Koufu đưa về giam ở sở Koufu và sáng hôm sau bị giải về sở Yamanakanagasaka ở Nam Alps tỉnh Yamanashi.  (Cùng ngày Koufu bị tiêu diệt hoàn toàn).

Tháng 9 năm 20 Chiêu Hòa (1945) tôi được phóng thích theo lệnh của Mac Arthur. Cùng tháng 9 đó tôi gửi 1 văn bản “Hãy hủy bỏ lực lương cảnh sát đặc biệt tối cao (SHP)” gửi Nguyên soái Mac Arthur. Chỉ mấy hôm sau thì có lệnh hủy bỏ lực lượng Cảnh sát đặc biệt tối cao này. Tôi gửi từ sau điều 2 ( lệnh hủy bỏ Thần Đạo) tới điều 5.

Tháng 10 năm Chiêu Hòa 20 (1945) tôi cho xuất bản cuốn sách “Tại sao Nhật Bản thất bại?.

Tháng 12 cùng năm đó tôi khởi lập tổ hợp sống đúng và kêu gọi các đồng chí trong toàn quốc nếu thấy suy nhược cơ thể hay cảm thấy thích thú thì đến nhà tôi ở Phường Santa quận Shiba Tokyo.

Từ tháng 1 năm 1946 tôi liên tục mở lớp dài ngày giảng về Chủ nghĩa dân chủ ở Hợp tác xã  (Tổ hợp) sống đúng nói trên. Tháng 8 năm 1946 đó tôi tố chức lớp giảng về chủ nghĩa dân chủ  ở Hinoharu tỉnh Yamanashi. Tháng 4 năm 21 Chiêu Hòa (1946) thuê được viện nghiên cứu khoa học Văn hóa tinh thần Ogurayama, tôi sáng lập Đại học cần lao Yokohama thu nhận những học sinh làm thêm.

Tháng 9 năm 1948 (Chiêu Hòa 23) tôi phát hành tờ báo “Chính phủ thê giới”, năm 1947 (Chiêu Hòa 22) tôi gia nhập Liên đoàn Lao động liên bang Thế giới UWF bao gồm phổ cập tư tưởng hòa bình và chủ nghĩa dân chủ đó.

Tháng 1 năm Chiêu Hòa 23 (1948) tôi mở lớp giảng về Chính phủ thế giới ở Kyoto, Ôsaka và cả Nagoya. Ở các đô thị đã phải phát thanh trên sóng Rađiô. Tháng 4 cùng năm này 1948 phát hành tạp chí “Chính phủ thế giới” đến nay.

Tháng 8 năm Chiêu Hòa 24 (1949) Phó Tổng giám đốc New york và Liên minh Chính phủ thế giới ông Norman Cousins ở 1 tuần cùng tôi bàn kế hoạch tương lai tới sáng.

Tháng 11 năm đó (1949) Kushi Michio (26 tuổi) đại diện học sinh khổ học Nhật Bản một mình qua Mỹ.

Trước mắt ở phòng của giám đốc Liên Đoàn Lao động Chính phủ thế giới của nước Mỹ (Tiến sĩ Alan Cranston) đang đấu tranh xây dựng hòa bình.

Tháng 5 năm Chiêu Hòa 25 (1950) nữ tác gia người Mỹ cô Florance Lafontaine Randle đang tuyên truyền tư tưởng của tôi đến toàn nước Mỹ bằng diễn giảng, phát thanh và sách trên đài phát thanh Cincinnati.

Tháng 9 năm 1950 người thứ hai đại diện cho học sinh NB Shinohara Takayu (23 tuổi) tự mình sang Mỹ.