Chứng đau nhức vai được cho là khó tránh khỏi do tuổi tác làm cho xương cốt yếu đi gây nên, tuy nhiên nếu làm cho máu lưu thông tốt thì triệu chứng này sẽ được cải thiện một cách đáng ngạc nhiên.
Chứng đau nhức vai làm cho đại đa số con người ngày nay khổ sở, không những thế nó còn gia tăng kể cả với trẻ em. Bệnh đau nhức vai có rất nhiều dạng, có loại chỉ đau nhức 1 bên, có loại chủ yếu đau ở khớp vai, có loại đau từ cổ lan rộng ra phía sau đầu, có loại đau lan rộng ra đến cánh tay. Triệu chứng cũng có nhiều loại như cảm giác nặng nề, uể oải mệt mỏi, tê buốt, đau… Bệnh đau nhức là do trong cơ thể gia tăng các chất gây mệt mõi như acid lactic, acid pyruvic,… và do trạng thái các chất đạm trong tế bào xương kết hợp đông cứng gây nên.
Thời kỳ đầu thì có cảm giác uể oải, mệt mỏi, nặng nề, sau đó phát triển lên thành chứng viêm, và sẽ cảm thấy đau. Chất keo trong máu gia tăng, gây tắc nghẽn bên trong cơ thể, cản trở máu lưu thông và có khi gây tê.
Vì xương và cơ ở cổ, vai đầu và cánh tay phải nâng đỡ nên lúc ngủ nó phải sử dụng liên tục. Ở cơ quan phải làm việc căng thẳng như thế nên chất gây mệt mỏi càng bị tồn trữ nhiều hơn.
Nếu máu tốt và trong sạch thì sẽ không xảy ra hiện tượng này.
Từ sự tổn hại của nội tạng và mắt sẽ xảy ra phản xạ bên trong cơ thể, xảy ra hiện tượng máu lưu thông không tốt và chất lượng máu không tốt ở xương và cơ xung quanh vai, đau vai là trường hợp thường xảy ra nhất.
Nếu có tổn hại ở gan thì triệu chứng sẽ chủ yếu phản xạ lên khớp vai và vai phải, khi có tổn hại ở lá lách thì phản xạ ra vai và khớp vai trái, nếu có tổn hại ở thận thì nó sẽ phản xạ ra cổ và phía sau đầu.
Hiện tượng đau vai cũng phụ thuộc vào thức ăn hàng ngày.
Thông thường chất thải của các loại thức ăn dương tính như thịt, cá …sẽ phát ra triệu chứng bên vai phải, các loại thức ăn âm tính như đường, trái cây sẽ phát ra triệu chứng bên vai trái.
Chứng đau nhức xung quanh xương cơ vai dần dần sẽ gây viêm, sau đó nếu nặng hơn nó sẽ gây nên triệu chứng tê cứng (frozen shoulder-) người Nhật gọi là chứng “ đau vai 50”, bởi vì đa số là lứa tuổi 40~50 bị chứng này.
Xương cơ và dây chằng nâng đỡ xương khớp vai khi bị biến tính và trở nên xơ cứng nó sẽ gây đau tay sẽ trở nên khó hoạt động và có khi trở nên tàn phế.
Đa số chất gây mệt mỏi như chất keo gây nên đau nhức xương khớp là tình trạng trao đổi năng lượng trong cơ thể không hoạt động trơn tru.
Khi sự trao đổi năng lượng bị đình trệ thì môi trường bên trong sẽ mất trật tự. Để có được trật tự thì các chất glu-xit, vitamine chất lượng tốt và oxy được cung cấp đầy đủ, cơ thể sản xuất đủ enzym thì hệ thống trao đổi chất sẽ hoạt động tốt.
Nếu lấy đa phần ngũ cốc chà trắng và đường trắng làm nguồn năng lượng chính thì nó sẽ không được đốt cháy hoàn toàn, tạo nên nhiều chất keo trong cơ thể.
Nếu sử dụng nhiều thức ăn động vật và thực phẩm chế biến gia công thì sẽ làm xấu môi trường bên trong cơ thể, gây trở ngại đến sự trao đổi năng lượng làm phát sinh nhiều chất keo.
Để không phát sinh nhiều chất thải như chất keo… thì tốt nhất nên ăn đơn giản chủ yếu là ngũ cốc lứt, rau củ và rong biển, và nên ăn ít.
Khi bị đau nhức thì nên ăn các thức ăn làm mềm các cơ quan trong cơ thể, làm ấm cơ thể và xúc tiến tuần hoàn máu.
Ngoài ra để năng xuất tiêu hủy glu-xit hiệu quả thì bổ sung nhiều vitamin và đầu tiên là vitamine B1. Để thúc đẩy tuần hoàn máu nên bổ sung vitamine E.
Chữa đau vai, tê buốt vai bằng Thực dưỡng:
- Ăn ít
- Ăn thức ăn chính là chủ yếu, ăn ít thức ăn phụ.
- Sử dụng nhiều muối.
- Tiết chế dầu mỡ
- Tiết chế nước.
- Nhai kỹ.
Các thức ăn nên dùng (lượng ít):
- Các loại chứa nhiều vitamine B1 và E: men ( men bia, enzim), ngũ cốc lứt nguyên hạt, tiểu mạch nảy mầm, gạo lứt nảy mầm, các loại đậu, trái thông, hạt hướng dương, quả óc chó, hạt bí đỏ.
- Thức ăn làm mềm hóa các cơ quan trong cơ thể: sắn dây, vừng, lúa mạch, khoai môn, khoai mỡ, phổ tai, tảo wakame, funori, mozuku, mộc nhĩ, natto.
- Thức ăn thúc đẩy tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể: nhân sâm, củ sen, hành tây, ngưu bàng, tam giác mạch (Kiều mạch), sắn dây, miso, mơ muối, cá chép nấu miso.
- Thức uống: trà bồ công anh, mơ muối, trà bancha + mơ muối, trà bancha 3 năm, trà bồ công anh, trà lúa mạch, trà ngải cứu, trà đậu đỏ.
Điểm quan trọng của liệu pháp ăn uống:
- Nên tránh các thức ăn cực âm gây nên yếu xương cốt như: đồ ngọt, đồ nhiễm hóa chất, trái cây ngọt và nhiều nước, thức uống có cồn, rượu bia…
- Nên ăn ngũ cốc lứt, trồng sạch, bón phân hữu cơ hoặc không phân bón, không thuốc trừ sâu. Ăn nhiều cơm ít đồ ăn. Nên chọn thứ ít chà trắng. Khuyên dùng kê, bắp.
- Nên sử dụng muối ăn làm bằng cách truyền thống, Miso, nước tương, mơ muối các loại nước chấm cũng nên sử dụng muối này.
- Tránh ăn uống quá mức.
- Nên tránh thức ăn biến đổi gen.