Cảm cúm là chứng bệnh có lịch sử lâu dài thân cận với chúng ta, tuy nhiên y học hiện đại vẫn chưa có giải đáp rõ ràng về bản chất cơ cấu của nó.

Tại sao virus lại xâm nhập và sinh sôi trong cơ thể chúng ta? Thực ra thì làm cách nào để phòng chống nó? Để chữa trị nhanh chóng thì làm cách nào đây? Không có sự chính xác rõ ràng. Cách đối phó cũng chỉ là từ đầu tới cuối tìm cách ngăn chặn các triệu chứng bên ngoài mà thôi. Cứ thế lập đi lập lại nhiều lần, làm cho cơ thể ngày càng yếu đi, chẳng mấy chốc bệnh trở nên nặng hơn, và cứ thế làm thúc tiến sự lão hóa của cơ thể.

 

 

Không cần hỏi “Tại sao?” mà chỉ tìm xem “Làm cách nào?” bằng cách nhanh chóng sử dụng thuốc là cách làm thông thường của con người ngày nay. Vấn đề này không chỉ giới y học, mà rất nhiều lĩnh vực trong xã hội khác đều như thế. Vấn đề đã trở nên không phải đang giải quyết nó mà đang làm cho ngày càng lan rộng hơn.

Nguyên nhân căn bản của cảm cúm chính là từ cuộc sống của chúng ta. Cội nguồn của bệnh tật tất cả đều như nhau, cảm cúm chỉ là điển hình của tất cả các bệnh tật mà thôi. Bởi vì cho dù cơ cấu phát sinh, bệnh trạng, cách đối xử… có khác nhau nhưng cơ cấu căn bản của vạn bệnh đều như nhau. Lúc dễ bị cảm cúm nhất chính là lúc đang ăn quá nhiều, vận động ít và bị stress. Ăn quá nhiều làm cho các nội tạng như bao tử, ruột, gan , thận… mệt mõi, hệ thần kinh thực vật không ổn định, sự kiểm soát môi trường bên trong cơ thể mất trơn tru. Hơn nữa chất thải cũng tồn đọng nhiều trong cơ thể.

 

 

Khi vận động không đủ và stress thì làm cho tình hình ngày càng trầm trọng đi, hậu quả là cơ thể phát sinh các tình trạng dị thường như sau:

  1. Sự điều tiết nhiệt độ trong cơ thể không trơn tru.
  2. Giảm khả năng miễn dịch.
  3. Sự trao đổi nước trở nên kém, phát sinh nơi thì dư nước quá mức, nơi thì lại thiếu nước.
  4. Chất thải sẽ đình trệ xung quanh những cơ quan hô hấp trên.

 

 

Môi trường cơ thể như thế này sẽ thích hợp cho virus sinh sôido đó virus sẽ xâm nhập và phát triển. Các vi sinh vật, vi trùng gây bệnh sẽ nhờ vào các chất thối rữa mà sinh sống. Môi trường thích hợp với vi trùng gây bệnh không phải là nơi sạch sẽ mà là nơi thối rữa. Vì môi trường xung quanh hệ hô hấp trên bị thối rữa nên mới bị cảm. Khi bị nhiễm virus thì sẽ phát sinh nhiều bệnh trạng khó chịu.

Nếu áp dụng thuốc để đối chứng trị liệu thì sẽ tạm thời giãm nhẹ phần nào, nhưng dần dần tình trạng sẽ trở nên xấu đi và kéo dài hơn. Mặc dù có vẻ là đã chữa khỏi, nhưng mà một lúc nào đó sẽ tái diễn tình trạng mệt mỏi. Nhưng nếu chữa trị bằng cách nâng cao năng lực tự chữa bệnh của bản thân thì sẽ trở nên khỏe khoắn tức thì. Đừng phó mặc cho những thứ bên ngoài, hãy loại bỏ nguyên nhân, điều chỉnh cân bằng cơ thể, làm sạch cơ thể, và hãy chờ đợi hết bệnh một cách tự nhiên. Nếu áp dụng phương pháp điều chỉnh cơ thể bằng cách tự nhiên thì sẽ không còn những điểm trừ mà sẽ chỉ nhận toàn là điểm cộng. Việc chữa bệnh tức là dựa vào sức miễn dịch của cơ thể. Để phát huy khả năng tự chữa bệnh lớn nhất thì nguyên tắc quan trọng nhất là giảm thiểu gánh nặng dư thừa của cơ thể.

 

 

Khi có hiện tượng chớm cảm, loại nào đi nữa thì cũng có 4 nguyên tắc trị liệu sau đây:

1. Tuyệt thực:

Điều quan trọng nhất là hãy cho nội tạng yên tịnh, đừng nạp thêm chất bổ dư thừa vào. Vì việc xử lý chất bổ không hết, chất thải bị đình trệ là nguyên cứ của bệnh cảm. Nếu chưa loại bỏ chất thải bị đình trệ thì chưa thể chữa trị hoàn toàn được. Nếu chất thải chưa thải hết mà nạp thêm chất khác vào thì việc thải chất thải càng trở nên không toàn vẹn được. Để cho nội tạng an tịnh thì gánh nặng của nó cần tiến cận đến con số không. Do đó tuyệt thực là phương pháp hiệu quả nhất.

Người thể trạng dương nên chỉ uống nước thôi và tránh nước lạnh. Để kích thích hệ thần kinh giao cảm, nâng cao khả năng miễn dịch, người thể trạng âm nên ăn bột sắn dây. Sắn dây không tạo gánh nặng cho nội tạng, nó có thể bổ sung đầy đủ năng lượng, thúc tiến sự trao đổi chất của cơ thể, nâng cao cơ năng của các cơ quan nội tạng.

2. An tịnh thân tâm:

Nếu lao động quá sức sẽ làm trì trệ việc khôi phục sự mệt mỏi của nội tạng, làm giảm khả năng miễn dịch và giảm khả năng tự điều trị. Tùy trường hợp cũng có thể rơi vào tình trạng bệnh nặng khó trị, hoặc phát triển thành bệnh mãn tính. Nếu an tịnh năng lượng của cơ thể sẽ tập trung để tự điều trị.

Tâm an tịnh, thân an tịnh là điều quan trọng. Chủ yếu là phải nghĩ ngơi, cố gắng loại trừ nguyên nhân stress. Bởi vì có sự khác biệt một trời một vực của cơ năng miễn dịch giữa trạng thái thư thả và căng thẳng.

3. Giữ ấm:

Bởi vì lúc bị cảm thì khả năng điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể không toàn vẹn cho nên phải giữ ấm cơ thể tránh bị lạnh. Nếu cơ thể bị lạnh thì thể lực yếu cực độ, sức miễn dịch giãm và có xu hướng xấu đi. Khi bị cảm nên đắp mền và nghĩ dưỡng yên tịnh. Cần chú ý cả lúc thay quần áo và đi vệ sinh nên kết thúc nhanh tránh nhiễm lạnh.

4. Tránh gió:

Nếu trúng cảm do tình trạng niêm mạc khí quản bị khô thì nó sẽ ngày càng khô hơn. Virus sẽ thích nghi và sinh sôi trên niêm mạc khô. Hơn nữa khi khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể yếu mà gặp gió nhiệt độ cơ thể sẽ biến động và giảm khả năng miễn dịch. Đặc biệt khi có đàm, ho, sốt mà gặp gió thì lập tức sẽ nặng thêm.

 

 

Thời kỳ bệnh nhẹ ban đầu:

1. Nếu còn muốn ăn:

Ăn sắn dây hoặc súp miso thập cẩm. Các loại gia vị cho sắn dây là nước tương, miso, mơ muối.
Thức uống là: Trà bancha, trà gạo lứt rang hoặc trà bồ công anh, có thể pha chế thêm nước tương, mơ muối.

2. Nếu không cảm thấy muốn ăn:

Tuyệt thực (nhịn ăn). Uống trà bancha, tra bồ công anh hoặc trà gạo lứt rang, có thể pha thêm nước tương và mơ muối.

Trường hợp bị nghẹt mũi, sổ mũi, ăn sắn dây pha gia vị là muối, nước tương, mơ muối.

Nếu bị sốt, bữa ăn thông thường thì khi bước vào giai đoạn hồi phục thì bắt đầu ăn. Tạm thời ăn những thứ gần với bữa ăn cơ bản. Cố gắng ăn ít, nhai kỹ. Mỗi ngày ăn 1~2 bữa. Bữa sáng chỉ nên ăn sắn dây.

Thức uống: Khuấy 2~3 muỗng nhỏ bột sắn dây trong 30cc nước, cho vào 150cc nước nóng, nếu muốn hạ sốt thì cho thêm ít muối. Nên uống nước nóng hơn nhiệt độ cơ thể, không uống nước lạnh.

Các điểm quan trọng của điều trị bằng thức ăn:

  1. Liều lượng, chủng loại đều phải ít, đầu tiên là ăn ít, tùy trường hợp có thể tuyệt thực.
  2. Nên tránh các thứ lạnh, âm tính cao như đồ ngọt có đường hay hoa quả làm giảm hệ miễn dịch và sức sống.
  3. Không nên sử dụng các chất tạo dịch keo như chất chứa đường và sữa có đường galactose (lactose).
  4. Chỉ ăn thức ăn nâng cao sức sống.