Dự kiến Hiệp hội Thực dưỡng Nhật Bản (日本CI協会) sẽ được đón tiếp vị Gs, Bs tiêu hóa chiều ngày 20/3/2017
Trích từ tạp chí Macrobiotique số 953 (tháng 2/2017)
Người dịch: Lê Thị Bình
Ông chủ tịch Hiệp hội Thực dưỡng Nhật Bản (日本CI協会) Katsumata Yasuhiko (勝又 靖彦) đã giới thiệu về vị GS- BS đáng kính này và nội dung cơ bản bài nói chuyện của ông tại cuộc diễn đàn học thuật y tế do Hiệp hội những bệnh của người già Nhật Bản (日本抗加齢協会) tổ chức tại Tokyo ngày 5/12/2016.
Bài nói chuyện của Gs. Bs. Naito Yuji (内藤 裕二) chuyên nghiên cứu và chữa về bệnh các cơ quan tiêu hóa Nhật Bản sẽ trình bày báo cáo về sự “nở hoa trong ruột” và nếu sự “nở hoa” đó thay đổi thì cả “cơ thể và tâm hồn con người sẽ thay đổi”.
Flora là cánh đồng hoa và người ta gọi những nhóm vi khuẩn hình thành trong ruột là “cánh đồng hoa”. Và gần đây người ta thấy sự thay đổi của “cánh đồng hoa” này có liên quan mật thiết đến bệnh tật. Cuộc hội thảo này cho ta biết sự liên quan giữa “cánh đồng hoa trong ruột” và sức khỏe và liên quan đến Thực dưỡng macrobiotic. Gs. Bs. Naito Yuji là 1 người nghiên cứu “cánh đồng hoa trong ruột”. Vị Gs. Bs này sẽ cung cấp cho những nhà Thực dưỡng những thông tin mới nhất về “cánh đồng hoa trong ruột” và bệnh tật. Gs. Bs. Naito Yuji cũng là tác giả cuốn sách gây xúc động cho nhiều người “Ống tiêu hóa (Bụng) đang khóc” và ông chủ tịch Hiệp hội thực dưỡng Nhật Bản coi đây là cuốn sách rất có giá trị.
Tạp chí Macrobiotique số 953 tháng 2/2017 xin giới thiêu nội dung bài nói chuyện này của vị Gs- Bs Naito Yuji:
Sự thay đổi môi trường xung quanh khoa tiêu hóa:
Chúng tôi hàng ngày đang chữa trị cho những bệnh nhân ung thư nhưng ngoài ra môi trường xung quanh cũng đang thay đổi rất nhanh. Ta thấy nhiều người khó khăn vì đi táo bón mãn tính, những nam giới trẻ tuổi sáng thứ hai bụng khó chịu chạy vội vào toilet những cháu bé dễ bị nổi khùng (kích động) đang tăng lên. Và cũng có những người phải nghỉ việc vì bệnh trầm uất, thần kinh và các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan nhiễm mỡ và đái tháo đường đang tăng cao. Thực tế là phần nhiều các bệnh nhân này không đến khám bệnh tại nội khoa đường tiêu hóa mà chỉ xem tạp chí và TV rồi tự phỏng đoán và tự chữa lung tung. Khoảng năm 1983 tôi trở thành y sĩ thì bệnh viêm ruột kết tăng lên theo một đường thẳng mà bệnh xơ cứng đa phát đã lên đến 2 vạn người. Chỉ riêng xem sự thay đổi trong năm của tỉ lệ phát sinh người bệnh bị chứng xơ cứng đa phát và bệnh ruột kết cũng thấy hiển nhiên là có sự liên quan mật thiết giữa hệ thần kinh trung ương và đường ruột, và tôi biết rằng hình như có nhiều người cùng mắc bệnh giống nhau.
Nói cách khác là đối với các bệnh xơ cứng động mạch, đau cơ quan tuần hoàn, bệnh gan, bệnh trao đổi chất… thì hệ thống tiêu hóa đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng; và người ta quyết định tìm nguyên nhân các bệnh và phương pháp chữa bệnh mới bắt đầu từ ống tiêu hóa (bụng).
Sự thay đổi môi trường xung quanh khoa nội khí tiêu hóa
- Viêm dạ dầy do vi khuẩn Helicobater Pylori
- Đau dạ dày có tính cơ năng
- Táo bón mãn tính
- Hội chứng trao đổi chất
- Bệnh béo phì
- Bện đái tháo đường
- Hội chứng bệnh đường ruột quá mẫn
- Gan nhiễm mỡ
- Viêm gan có tính nhiễm mỡ
- Bệnh trầm uất
- Trẻ em dễ cáu bẳn (nổi khùng)
Nghiên cứu phân người:
Tôi đã thiết lập dự án “tìm phân tốt nhất của người Nhật Bản” và đã so sánh phân người của thành phố Kyotango của Kyoto là nơi có nhiều người thọ trên 100 tuổi (khoảng130 người) và phân của Iwaki thuộc thành phố Hirosaki tỉnh Aomori là nơi có tuổi thọ thấp nhất Nhật Bản để tìm phân tốt nhất của người Nhật Bản. Phân tích của vị cao niên khỏe mạnh thì không tìm thấy gien di truyền trường thọ. Nói tóm lại là việc quyết định sự khỏe mạnh và sống lâu không phải là Gien di truyền mà là yếu tố môi trường và tôi đặc biệt chú ý tới hệ tiêu hóa (bụng).
Hóa chất, bệnh truyền nhiễm, thuốc, thực phẩm làm thay đổi cánh đồng hoa trong ruột. Đặc biệt gần đây tăng số trẻ em mất bình tĩnh, dễ nổi cáu trạng thái tâm lý, tinh thần… chúng tôi cũng nghĩ là có liên quan đến cánh đồng hoa trong ruột (quần thể vi khuẩn đường ruột).
Cánh đồng hoa trong ruột (quần thể vi khuẩn đường ruột) của trẻ em do ảnh hưởng của cơ thể mẹ:
Cánh đồng hoa trong ruột tạo ra nhiều loại vật chất. Đó là một nhân tố cần thiết cho sự trưởng thành của thần kinh và miễn dịch của con người. Các nghiên cứ đang tiến hành cho thấy nên tận dụng tốt “cánh đồng hoa trong ruột” vì nó có tác dụng nâng cao sức khỏe và phòng bệnh. Môi trường trong ruột có phần do di truyền nhưng môi trường cơ thể của người mẹ là rất quan trọng. Ta đã biết việc mổ bụng mẹ lấy thai nhi ra và sinh để tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn.
Con người được sinh ra vô khuẩn, nhưng việc vi khuẩn đường ruột được qui định như thế nào, thay đổi và cải thiện ra sao là một chủ đề lớn. Điều quan trọng nhất là con sinh mổ thì không chuyển được nhóm khuẩn acid lactic của mẹ sang con. Ở Mỹ người ta đang bắt đầu triển khai dự án gọi là chuyển khuẩn này bằng cách cho gạc vô khuẩn vào sinh môn của sản phụ sau đó ấp vào mặt hoặc cho vào miệng đứa trẻ sơ sinh để chuyển vi khuẩn này từ mẹ sang con. Việc làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột quan trọng nhất là chất xơ thực phẩm người hiện đại đang thiếu chất xơ, việc hấp thu chất xơ trong thực phẩm như thế nào là một vấn đề quan trọng. Hơn nữa người Nhật có những vi khuẩn đường ruột đặc biệt. Điều này gần đây mới biết rằng có lẽ do người Nhật đã ăn nhiều sữa chua và các thực phẩm lên men. Thực tế là trong môi trường hiện nay những nguyên nhân môi trường như thực phẩm nhiều chất béo, Stress, chất hóa học, bui không khí PM 2.5 (Chỉ số ghi lượng bụi trong không khí) … và những chất kháng sinh gây ảnh hưởng lớn đến “cánh đồng hoa” trong đường ruột. Nguyên tố môi trường sống (môi trường “cánh đồng hoa” trong ruột) tác động trực tiếp đến sức khỏe và bệnh tật (Hội chứng quá mẫn cảm đường ruột, hội chứng trao đổi chất, bệnh đái tháo đường, bệnh thần kinh…)
Những thứ quyết định số vi khuẩn (cánh đồng hoa) đường ruột (theo học thuyết DOHaD) (Từ dưới lên):
- Yếu tốt di truyền
- Môi trường mang thai
- QH mẹ con (sinh đẻ không tự nhiên, không nuôi con bằng sữa mẹ, tách rời mẹ con)
- Ăn nhiều chất béo, ít chất xơ
- Cách sống: Ít vận động, Stress
- Bệnh tật: Béo phì, Đái tháo đường, Ung thư đại tràng…
Nếu có sự thay đổi đường tiêu hóa thì cơ thể và tâm hồn cũng thay đổi.
- Đường tiêu hóa là tháp tư lệnh của toàn thân.
- Sự sống lâu khỏe mạnh có nguyên nhân môi trường sống nhiều hơn gien di truyền.
- Hãy tận dụng tốt “cánh đồng hoa” đường ruột cho sức khỏe.
- QH mẹ con quyết định “cánh đồng hoa” trong ruột.
- “Cánh đồng hoa” trong ruột người Nhật đang thay đổi dần.
- Sự táo bón là thước đo “cánh đồng hoa” trong ruột.
Táo bón là gốc sinh ra bệnh thần kinh?
Bây giờ nói về câu chuyện Táo bón. Hiện nay số người táo bón kể cả nam giới đang tăng lên. Gần đây chúng tôi đã theo dõi hàng vạn bệnh nhân táo bón mãn tính và điều tra xem làm sao khỏi được và đã phát biểu kết quả và biết được rằng bệnh táo bón có nguyên nhân nguy hiểm dẫn đến bệnh Parkingson. Hiện nay bùng phát bệnh thần kinh nên cần chú ý đến tình trạng bệnh ban đầu là táo bón. Hippocrates có để lại 1 câu nói là “tất cả các tật bệnh đều bắt đầu từ ruột”. Tôi cho rằng đây là câu nói hay. Tôi nghĩ rằng từ đây bằng cách nghiên cứu vai trò của “cánh đồng hoa trong đường ruột” (quần thể vi khuẩn đường ruột), có thể có cách tiếp cận mới với nhiều loại bệnh tật.
Hiện nay Bộ nông lâm thủy sản Nhật Bản đang đề xướng “Flora Panel”. Họ tập hợp nhiều số liệu giải thích “cánh đồng hoa” và đang xúc tiến nghiên cứu khi chữa lâm sàng nên ăn gì, ăn như thế nào? Ăn các món ăn Nhật Bản thì nên ăn như thế nào? Ăn các món ăn Địa Trung Hải thì nên như thế nào?

Giáo sư Naito là bác sĩ rất nhiệt huyết đang nghiên cứu mối quan hệ giữa Flora (cánh đồng hoa – quần thể vi khuẩn đường ruột) với nhiều loại bệnh tật, mối quan hệ giữa ăn uống và sinh sản, và nghiên cứu về phân người…Trong cuộc hội thảo y học Macrobiotic lần thứ 10 dự kiến sẽ nói kỹ về “cánh đồng hoa trong đường ruột”. Ông đang chờ sự tham dự của mọi người. Số sau chúng tôi sẽ đưa tin về cuộc đối thoại giữa bác sĩ với đương kim Hiệp hội trưởng Katsumata của Hiệp hội Macrobiotic Nhật Bản.
Naito Yuzi: từ năm Bình Thành 27 (2015) là trưởng bộ môn chẩn trị siêu âm và nội soi bệnh viện thuộc Đại học Tokyo. Chuyên môn của ông là về các bệnh đường tiêu hóa, bệnh viêm ruột, quần thể vi khuẩn đường ruột (Flora). Ông là tác giả cuốn sách “ống tiêu hóa (bụng) đang khóc” …