Ông Tamura Mohei (田村茂兵衛) sinh năm 1945 là người học sinh trực tiếp của ông Sakurazawa Nyoichi (桜沢如一), hiện nay ông vẫn đang tiếp tục nghiên cứu “Nguyên lý vô song” của Sakurazawa. Ông đã và đang tìm hiểu về Lịch sử Thực dưỡng bắt đầu từ Ishi Sagen (石塚左玄、1851-1909),  xuất bản thành sách “Phương pháp điều chỉnh cơ thể của y học và Thực dưỡng” (操体法の医学と食養、谷口書店NXB Taniguchi shoten phát hành lần đầu 2001 và 2005 tái bản có bổ sung-ND).

Tamura:  Năm 15 tuổi tôi vô tình đọc cuốn “Con người – những điều chưa biết” (『人間-この未知なるもの』) 桜沢如一訳、岩波書店、1938年)của tác giả là nhà phẫu thuật người Pháp Alexis Carrel do Sakurazawa Nyoichi dịch ra tiếng Nhật do người anh mua về trong một hiệu sách cũ. Tôi đọc và thấy hứng thú, bèn ra văn phòng của Hiệp hội CI Nhật Bản lúc đó ở phường Ohara -Quận Setaya Tokyo mua thêm mấy cuốn của tác giả Sakurazawa tiên sinh để đọc. Tiên sinh Sakurazawa biết vậy bảo tôi: “Mua sách của tôi đọc nhiều thế phải góp ý đi, ghi cảm tưởng sách đã đọc gửi cho tôi nhé!”. Tôi nghe lời gửi cảm tưởng cho ông, ông đã xóa gần hết và gửi lại cho tôi. Khi thấy đúng ý thì ông gửi thư viết “Very good!”. Sau đó tôi đã theo học Tiên sinh Sakurazawa.

Katsumata: Ông Takamura rất nhiệt tình tìm hiểu và nghiên cứu chắc ông hiểu rõ về khái niệm âm – dương lắm nhỉ!

Tamura: Tiên sinh Sakurazawa mất rồi, phu nhân Lima mất rồi sau đó nhờ có chủ tịch Katsumata làm cho Hiệp hội CI Nhật Bản phát triển. Nhờ đề xướng của Chủ tịch Hội Chấn hưng khoa học sinh mệnh Watanabe Shou (渡邊sinh năm 1941), hội thảo y học Macrobiotic đã được tổ chức tháng 11 (năm 2015), điều mà Hội CI NB trước đây chưa làm được.

Katsumata: Hôm trước tôi  thấy trên Internet cho biết ở Nhật Bản ngày nay có 250.000 người ăn đang ăn gạo lứt. Sakaurazawa tiên sinh nói rằng “trong 1 vạn người có 1 người Nhật hiểu về nguyên lý vô song thì Nhật Bản sẽ thay đổi”. Bây giờ ở Nhật chắc đã có khoảng 1 vạn  người biết rồi đấy nhỉ. Tôi nghĩ rằng toàn Nhật Bản hiện có 25 vạn người ăn gạo lứt , chắc là chắc sắp có thay đổi. Tôi cảm thấy điềm báo đó.

Tamura: Tôi muốn hiểu về nguyên lý âm dương và Y học phương Đông nên cứ học suốt. Tôi cũng rất mê lịch sử Thực dưỡng mà ngài Ishizuka Sagen là người khởi đầu. Tôi đang tìm hiểu xem ngài Ishizuka đã làm cách nào để tìm đến được suy nghĩ về “Thân Thổ bất nhị” và “Nhất vật toàn thế” và “Lý luận âm dương và tính kiềm phu phụ” (Cách suy nghĩ trong rất nhiều khoáng chất của thành phần khoa học của thực phẩm, chú ý đến Natri và Kali coi đó là 1 nhóm âm dương như vợ chồng) tôi đang giành thời gian tới thư viện và căn nhà cũ để thu thập tài liệu.

Tôi đang sinh sống bằng nghề châm, cứu, Kỹ thuât khám chữa bệnh bằng tay của Đông y (手技). Tôi nghiên cứu cải thiện sự đau đớn và méo mó của cơ thể”, chỉ riêng bằng châm cứu tôi cũng đã hiểu được khi cắm kim vào thì người bệnh sẽ ra sao. Tuy vậy y học thế giới có nơi chưa công nhận, rào chắn cao quá. Thế nhưng hiện nay trong các bác sĩ Tây y cũng có người học tập Y học phương Đông. Các trường ĐH như khởi đầu là ĐH Kitazato, ĐH Tokyo, các thiết bị nghiên cứu của ĐH kỹ thuật Tsukuba…Tuy vậy qua hàng chục năm tôi vẫn  thấy châm cứu là tuyệt vời.

Katsumata:Tôi cảm nhận rằng trong các thầy dạy y học hiện nay đã có nhiều người hiểu về y học Phương Đông. Mấy năm gần đây mỗi năm có 2 lần hội thảo y học Macrobiotic được tổ chức và các thầy giáo đầu ngành đều hiểu và giảng về Macrobiotic.

Hiratsuka Raiteu (平塚らいてう)

Katsumata:Ông có thể kể cho tôi nghe câu chuyện gặp gỡ Sakurazawa được không?

Tamura:Năm 1966 Sakurazawa tiên sinh mất, tôi mất khoảng 3 năm không biết nên làm gì. Những năm đó tôi suy sụp đến mức tuyệt thực, tôi nghĩ mình đã mất chỗ dựa rồi. Lúc đó tôi nhớ rằng tiên sinh Sakurazawa hay nhắc tới bà Hiratsuka Raiteu (平塚らいてう), (một nữ sĩ, một nhà tư tưởng, nhà lý luận, nhà văn. Bà cống hiến nhiều cho phong trào giải phóng phụ nữ và phong trào hòa bình trước và sau chiến tranh – ND). Tôi nhớ ông ấy nói “chị ấy là người chị của tâm hồn tôi”. Hiệp hội CI Nhật Bản ngày trước, khi ra sách cũng nhờ bà Hiratsuka Raiteu viết lời tựa đúng không? Tôi có đọc cuốn tự truyện tiêu biểu của bà là cuốn “Nguyên thủy phụ nữ là mặt trời”(大月書, NXB vầng trăng lớn Ốtukishoten-Một nhà XB chuyên đăng các tác phẩm của CS-ND)XB năm 1911. Numada Otoko (沼田男) tiên sinh về Thực dưỡng cũng đã công nhận. Chúng tôi được biết sau chiến tranh bà đã đến Hội diễn giảng Sakurazawa,gặp trực tiếp Sakkurazawa tiên sinh. Từ nhỏ bà đã nghe bố – vốn là một người làm công tác quản lý viện kiểm toán – nói nhiều về Ishitsuka Sagen và nghĩ rằng có một mạch ngầm về Thực dưỡng.  Bà cũng đã đi nghe bác sĩ về vi khuẩn học Futaki Kenzo (二木謙三) giảng. Bà cũng đến Hiệp hội CI NB tham dự các buổi tọa giảng và đã làm cho cha mẹ hiểu sâu hơn về điều chỉnh cơ thể tốt lên. Và nghe nói bà cũng đã nói chuyện về “Bảy điều về sức khỏe” và “sức phán quyết cuối cùng” của tiên sinh Sakurazawwa .

Katsumata: Tôi cũng nghe nói nhiều về bà Hiratsuka Raiteu, nhưng hôm nay mới lần đầu nghe bà có nói chuyện về “sức phán quyết cuối cùng” nên rất ngạc nhiên vui mừng.

Nguyên lý vô song và phương pháp tự điều chỉnh cơ thể

Tamura: Năm 2013 tôi tiếp tục ra sách “Những người yêu ngồi Chính tọa(ngồi quí kiểu NB-ND) cũng được Chính tọa yêu” (NXB Taniguchi shoten). Tiên sinh Sakurazawa có nói: “Ngồi mấy giờ chân cũng không mỏi, đó là điều kiện của những phụ nữ khỏe mạnh”. Câu nói này của ông là thông điệp không thay đổi theo thời gian.

Tôi không nói rằng phải ngồi chính tọa. Ngày xưa trong sinh hoạt ngồi chính tọa là cơ bản. Là văn hóa Chabudai (ちゃぶ台) của Nhật (bàn ăn thấp 4 chân của người Nhật đến khoảng năm 1960 bắt đầu thay đổi-ND).

Ngồi và đứng lên vào bếp, don dẹp…động tác rất đẹp. Mục đích tôi ra cuốn sách này là để con người ta sống vui vẻ không phiền người giúp đỡ.

Katsumata:Tôi nhớ khi ở cùng Tiên sinh, thấy Tiên sinh Sakurazawa hay vận động, luôn quét dọn nhà cửa chỗ nào cũng luôn sạch bóng.

Tamura: Sống như vậy tự nhiên cơ thể không bị lệch. Ngồi Chính tọa đóng vai trò thông tin trung kế (iterface) của vận động cơ thể. Nhưng trong cuộc sống hiện nay người ta không ngồi Chính tọa vì thế số người bị vẹo lệch tăng lên. Tôi đã có câu trả lời cho việc chữa trị căn bệnh này trong cuốn sách đó.  Ngồi Chính tọa rất tốt, đó là sự thực nhưng ta dừng nói chuyện chuyên môn ở đây thôi. (cười)

Tôi mong mọi người đi bộ nhiều hơn, đeo ba lô nặng hơn và ít dùng cầu thang máy mà nên đi cầu thang bộ…Đặc biệt phụ nữ không nên ngồi lệch người (横座り). Đó là những điều cần làm trước khi đi chữa bệnh.

Tôi đề xướng hệ thống “Chính tọa lâm sàng học” là để cải thiện chứng bệnh vận động kém (Locomotive Syndrome) và như vậy sẽ chữa luôn căn bệnh mỡ nội tạng (Metabolic Syndrome ).

Chứng vẹo cột sống cũng là căn bệnh nặng của hiện đại chưa chữa được. Bệnh này cột sống bị cong, vai cao lên dị thường làm cho người mất cân đối bệnh tiến triển sẽ làm cho khó thở kèm theo đau.

Hiện nay có biện pháp chữa là người ta mổ và cho 1 cây chèn (rod) vào đó nhưng cùng với lớn lên của trẻ thì lại phải phẫu thuật đi phẫu thuật lại nhiều lần. Tôi đang nghĩ rằng chúng ta phải chữa chứng bệnh này và chữa bằng hệ thống của phòng học này. Hội CI NB có chuyên môn là nghĩ cách ăn uống bằng âm – dương, tôi nghĩ mãi về âm dương cơ thể. Nếu thấy có người đau đớn thân thể trước mặt thì việc đầu tiên là phải cắt cơn đau cho họ. Tôi thì châm để chữa sự méo mó của cơ thể, cho đến nay phòng châm của tôi đóng vai trò rất lớn. Làm hết đau rồi điều chỉnh bằng ăn uống thì hay quá. Hiện đại người ta bảo có sai lệch giữa não và thần kinh nhưng việc làm cho hoạt động của não cùn đi cũng là bệnh của thói quen sống, tức là có lẽ có thể nói do cách sử dụng cơ thể trong đời sống hàng ngày và sự méo mó của cơ thể đã gắn vào thân thể mất rồi. Tôi nghĩ điều này có thể xử lý bằng âm  dương. Điều này cũng nhờ sự gặp gỡ giữa nguyên lý vô song của tiên sinh Sakurazawa và phương pháp điều chỉnh cơ thể của tiên sinh Hashimoto  Keizo (橋本敬三 1897-1993) .

Nhân cách, đạo đức người thầy:

Ban biên tập: Đối với ông Tamura thì  sức hút của Tiên sinh Sakurazawa là gì?

Tamura:Không thể nói hết bằng một câu được nhưng có một sức hút kỳ lạ là: “có người như thế này ư?”. Đã qua 50 năm tôi vẫn không thay đổi suy nghĩ đó.

Khoảng cách giữa Tiên sinh và tôi về tuổi tác có lẽ là như ông cháu nhưng hợp nhau kỳ lạ. Ông có thể nói nhiều thứ tiếng các nước và mọi người trên thế giới đều ngưỡng mộ tiên sinh Sakurazawa. Điều này có thể thấy ở bất cứ đâu. Tôi chưa thấy ai tuyệt vời như tiên sinh Sakurazawa.

Katsumata:Chúng tôi vô cùng quí trọng tính độc lập sáng tạo và tính sáng tạo của tiên sinh Sakurazawa. Tôi đã nghĩ rằng đệ tử chúng ta cứ học theo những điều ông chỉ dẫn là có lẽ sẽ được khen nhưng mỗi khi nghĩ như vậy lại bị mắng hoặc bị coi thường. Thời đại ngày xưa và hiện nay khác nhau. Phòng dạy nấu ăn bây giờ cũng phải mang tính độc lập sáng tạo mà thay đổi không ngừng. Tôi rất mong ông Tamura từ nay sẽ hợp tác với chúng tôi nhiều hơn. Xin chân thành cám ơn.

Tamura:Ngược lại tôi phải nói lời cám ơn Quí Hội và Chủ tịch đã giành cho tôi cơ hội này. Nói chuyện về Tiên sinh Sakurazawa thì bao nhiêu cũng không đủ. Tôi mong có cơ hội được nói chuyện thêm với ngài.

 

Người soạn dịch: Lê Thị Bình
(Macrobioticque – số 939 – tháng12/2015)